Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ... và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất quý hiếm, như: chavicol, chavibetol, carvacrol, allylcatechol, cineol, estragol, methyl eugenol, caryophyllen, p-cymen, cadinen; tanin cùng với nhiều vitamin, các axit amin… có khả năng kháng khuẩn, diệt virus hiệu quả. Thậm chí, tạp chí South Asian Journal of Cancer (Tạp chí Ung thư Nam Á) từng công bố nghiên cứu của TS Rajendra Toprani, Trung tâm Ung thư HCG (Ấn Độ) cho rằng, dịch chiết lá trầu không có thể triệt tiêu cả các khối u được thí nghiệm trên động vật. Từ đó, có thể thấy lá trầu không có tác dụng như một chất kháng sinh cực mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn, song cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…
Một số tác dụng của lá trầu không với sức khỏe
Làm thuốc giảm đau
Tác dụng giảm đau hiệu nghiệm của lá trầu không giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng loại lá này để giảm đau trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón…
Chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai nát lá trầu không, nhấp lấy phần nước tiết ra rồi nhả bả để làm dịu những cơn đau có nguồn gốc từ bên trong cơ thể.
Chữa táo bón
Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày.
Nhờ đó, chứng táo bón sẽ được xoa dịu. Cách chữa táo bón bằng lá trầu không khá đơn giản: hãy nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bả khi bụng đang đói hoặc băm nát lá trầu không cho vào nước đã đun sôi để nguội và để qua đêm. Uống nước này vào ngày hôm sau khi bụng đói.
Hạn chế các cơn đau do đầy hơi
Trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến bạn luôn có cảm giác khó chịu trong hệ thống tiêu hóa với nhiều biểu hiện như ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, nôn sống…
Lá trầu không là một trong những vị thuốc giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nằng cách giữ cho tá tràng luôn an toàn trước sự tấn công của các chất độc và những gốc tự do gây hại.
Tăng cảm giác đói
Chứng đau bao tử luôn khiến bạn có cảm giác chán ăn. Nguyên nhân là vì lượng pH trong dạ dày đang bị mất cân bằng, khiến các hóc-môn tạo cảm giác đói không được tiết ra ở mức tối ưu.
Lá trầu không có khả năng khôi phục lại sự cân bằng của mức pH trong dạ dày bằng cách loại thải các độc tố ra bên ngoài. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.
Chữa ho
Lá trầu không có tác dụng chữa ho khá nhanh vì chúng chứa nhiều chất kháng sinh mạnh, không chỉ làm tan đờm mà còn hạn chế được tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng gây ra. Cách làm thuốc ho từ lá trầu không như sau:
- Đun sôi lá trầu không trong nước cùng với một ít nụ đinh hương và nhục đậu khấu.
- Lọc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày.
Cải thiện tiêu hóa
Lá trầu rất tốt cho tiêu hóa. Tính chất bảo vệ đường ruột, chống đầy hơi và tiêu hóa khiến việc nhai lá trầu sau bữa ăn rất phổ biến. Lá trầu không có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể, giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Chất thải cũng sẽ được loại bỏ dễ dàng do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu không đối với cơ vòng.
Ăn ngon miệng hơn
Chứng đau bao tử luôn khiến bạn có cảm giác chán ăn. Nguyên nhân là vì lượng pH trong dạ dày đang bị mất cân bằng, khiến các hóc-môn tạo cảm giác đói không được tiết ra ở mức tối ưu.
Lá trầu không có khả năng khôi phục lại sự cân bằng của mức pH trong dạ dày bằng cách loại thải các độc tố ra bên ngoài. Vì vậy, nó làm tăng sự thèm ăn và bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Lá trầu giúp làm mới hơi thở, bảo vệ chống lại vi trùng, vi khuẩn và các mầm bệnh đường miệng khác trong miệng. Nó ngăn ngừa sâu răng, củng cố nướu và củng cố răng thậm chí ngăn ngừa chảy máu miệng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi nhai lá trầu không. Ngoài ra, cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.
Ngăn chặn mùi cơ thể
Lá trầu giúp ngăn mùi cơ thể.Rửa sạch lá trầu không rồi giã nát chắt lấy nước rồi thoa lên cơ thể, đặc biệt là vùng nách nếu bạn bị hôi nách. Bạn cũng có thể lấy một nắm lá trầu không, ngâm hoặc đun trong nước nóng. Thêm một muỗng cà phê đường trắng. Uống nước này khi nước còn ấm. Nó ngăn chặn mùi khó chịu của mồ hôi và kinh nguyệt.
Hồi phục vết thương
Nhờ tính kháng sinh mạnh, lá trầu không có tác dụng giảm đau hiệu quả, kể cả ở vết thương hở hay sưng viêm bên trong. Với vết thương hở, giã nhỏ vài lá trầu không rồi đắp lên chỗ bị đau; còn với nội thương, bạn có thể nhai, nuốt nước, nhã bã đi. Ngoài ra, nước vắt từ lá trầu không rất hiệu quả trong sát trùng vết thương, giúp mau khô và nhanh lành.
Phong thấp đau nhức chân tay
Gốc rễ trầu 12g, rễ lá lốt 12g, lá và rễ cây xấu hổ (mắc cỡ) 12g sắc uống liên tục một tuần. Chú ý không để lẫn hạt cây xấu hổ rất độc.
Ngoài ra vẫn còn nhiều cách chữa bệnh với lá trầu không, tuy đơn giản những trước khi sử dụng bạn cần tìm hiểu thêm để đạt hiệu quả tốt nhất.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo
Theo DNVN
"https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/-than-duoc-chua-nhieu-duoc-nhieu-benh-moc-day-o-viet-nam-khong-phai-ai-cung-biet/20200306070313508"