Bán sản phẩm không có tem mác, mã QR bị xử phạt như thế nào?

16/07/2021 23:31

Hiện nay, thị trường hàng hóa ngày càng sôi động với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng nhiều mặt hàng đặc biệt là mỹ phẩm, đồ dùng hàng ngày chưa đảm bảo được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm không có tem mác, mã QR... Điều này làm ảnh hướng không nhỏ đến người tiêu dùng, gây nên tâm lý hoang mang, hoài nghi về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.

Nhãn, tem mác và mã QR là những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa, trên sản phẩm phải in rõ ràng.

Trao đổi với phóng viên, ông Trạc Thành Công - CEO Công ty TNHH R&B Việt Nam rất bức xúc phản ánh về việc "Hiện nay trên thị trường có một số cá nhân mạo danh Công ty TNHH R&B Việt Nam bán sản phẩm của công ty chúng tôi nhưng không có tem mác và mã QR. Giá bán trên thị trường trôi nổi không đúng với giá niêm yết của công ty chúng tôi. Để tránh tình trạng mua phải hàng giả hàng nhái chúng tôi mong muốn người tiêu dùng nên thông thái, nên chọn lựa những sản phẩm đúng xuất xứ từ Công ty chúng tôi và đầy đủ tem mác và mã QR".

Bán sản phẩm không có tem mác, mã QR bị xử phạt như thế nào? - Ảnh 1.

Ông Trạc Thành Công - CEO Công ty TNHH R&B Việt Nam

Bán sản phẩm không có tem nhãn phụ tiếng Việt, mã QR, hàng giả bị xử phạt như thế nào?

Theo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, tình trạng hàng hóa "quên" ghi ngày sản xuất, nơi sản xuất, ghi nhãn mác mập mờ, không có tem trống hàng giả, hàng nhái (mã QR), thiếu trung thực để đánh lừa người tiêu dùng khá phổ biến. Ngoài ra, tình trạng nhãn mác in sai quy cách về cỡ chữ, kiểu chữ hoặc dán nhãn mác không đúng vị trí quy định trên hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu không có tem nhãn cũng là những sai phạm dễ gặp. Đáng lo ngại hơn, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đã lợi dụng tình trạng này để trà trộn hàng nhái, hàng giả.

Bán sản phẩm không có tem mác, mã QR bị xử phạt như thế nào? - Ảnh 2.

Tem chống hàng giả của Công ty TNHH R&B Việt Nam

Theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Nhãn hàng hóa quy định hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc thì phải có nhãn, mã QR thể hiện những nội dung. Nội dung ghi phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. Ngoài ra nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

Hành vi buôn bán hàng giả được quy định tại điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: sẽ bị xử lý hình sự nếu như có đủ 4 yếu tố sau: Hình phạt áp dụng: trường hợp người vi phạm gây ra một trong các hậu quả như trên sẽ bị xử phạt tù từ 1 năm đến 5 năm hoặc bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng. Người buôn bán hàng giả sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm nếu như vi phạm thuộc khoản 2 điều 192 Bộ luật hình sự; bị phạt tù từ 7 đến 15 năm nếu vi phạm thuộc khoản 3 điều 192 Bộ luật hình sự.

Khoản 2 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 26 theo mức phạt sau đây: "Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng."

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường.

Điều đáng nói, mỹ phẩm nhái bây giờ rất tinh vi, đạt đến độ tinh xảo khiến người mua hàng nếu không phải là người am hiểu về mỹ phẩm, những khách hàng bình thường sẽ rất dễ dàng "sập bẫy".

Mỹ phẩm từ lâu đã trở thành "người bạn" thân thiết của nhiều cô gái, đây cũng rở thành "mảnh đất" màu mỡ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều loại mỹ phẩm được chào bán tràn lan mà người tiêu dùng như lạc vào "ma trận" của các nhãn. Liệu những mỹ phẩm này có đảm bảo cho người tiêu dùng. Và những cửa hiệu bán mỹ phẩm nổi tiếng có thể "đảm bảo" những sản phẩm được họ bày bán hoàn toàn là sản phẩm an toàn?

Đề nghị cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, kiểm tra để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Nhóm PV