Trong đó, xuất khẩu nông sản đạt 18,46 tỷ USD (tăng 17,8%), sản phẩm chăn nuôi đạt 264,4 triệu USD (tăng 10,1%), thủy sản đạt 5,16 tỷ USD (tăng 16,9%), lâm sản đạt 8,82 tỷ USD (tăng 9,3%), đầu vào sản xuất đạt 1,13 tỷ USD (tăng 23,6%), và muối đạt 5,7 triệu USD (tăng gấp 2,4 lần).

Ảnh minh họa: Internet
Về thị trường, khu vực châu Á tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 42% thị phần xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam; tiếp theo là châu Mỹ (23,5%) và châu Âu (15,6%). Dù chiếm thị phần nhỏ hơn, châu Phi và châu Đại Dương ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, lần lượt đạt 99,5% và 2,7%.
Xét theo quốc gia, 3 thị trường lớn nhất của ngành là Hoa Kỳ (21,1%), Trung Quốc (17,6%) và Nhật Bản (7,2%). Trong khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Nhật Bản lần lượt tăng 16% và 25,5%, thì giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc giảm nhẹ 0,7%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 6/2025 đạt 4,21 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm lên 24,01 tỷ USD (tăng 15,1%). Toàn ngành ghi nhận thặng dư thương mại đạt 9,83 tỷ USD trong nửa đầu năm.
Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, mặc dù 6 tháng đầu năm 2025, ngành nông nghiệp nước ta liên tiếp phải đối mặt với những khó khăn, thách thức từ các thị trường xuất khẩu với các hàng rào thuế quan lẫn hàng rào kỹ thuật, nhưng nông nghiệp vẫn vượt khó, kim ngạch xuất khẩu tăng, góp phần đóng góp tích cực vào phát triển nền kinh tế, đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm phục vụ thị trường nội địa.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng yêu cầu các cơ quan chức năng thuộc Bộ NN&MT trong thời gian tới cần tăng cường công tác quản lý, tích cực hỗ trợ các địa phương và bà con nông dân để đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.