Vĩnh Phúc: Người giữ nghề, lan tỏa bản sắc của Tháp gốm men Chùa Trò

19/10/2023 07:54

Bảo tồn di tích, di sản văn hoá theo hình thức phục hồi và nhân bản ra nhiều bản mới từ Bản gốc, bằng những loại nguyên vật liệu tự nhiên khác nhau, nhằm mục đích phục dựng đầy đủ đường nét hoa văn của cổ vật, mà vẫn giữ nguyên giá trị nghệ thuật của những cổ vật, di sản di tích văn hoá lịch sử...

...là một hoạt động khoa học nhằm bảo vệ nghề truyền thống cũng như những dấu tích vật chất, những giá trị lịch sử, văn hóa vốn có của di sản, di tích đặc biệt do cha ông chúng ta để lại, đang còn tồn tại trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

Ông Kiều Đức Thưởng - Công ty TNHH xây dựng và sản xuất Hải Âu đã chủ động nghiên cứu, đầu tư kinh phí trang bị các loại máy quét 3D hiện đại để hỗ trợ công tác thiết kế và sản xuất, phục dựng lại đầy đủ các chi tiết của : Bảo vật Quốc gia, Tháp gốm men Chùa trò Vĩnh Phúc. Hiện nay được công ty Hải Âu Sản xuất và phục dựng lại Bằng nguyên liệu gỗ chồng và gỗ quý được khuyến khích khai thác và sử dụng nhằm mục đích bảo vệ rừng tự nhiên và môi trường song song với việc phát triển kinh tế và nghề truyền thống như gỗ mít, gỗ Sưa chồng, gỗ xoan đào… kết hợp với Sơn PU, dát vàng truyền thống.

Vĩnh Phúc: Người giữ nghề, lan tỏa bản sắc của Tháp gốm men Chùa Trò - Ảnh 1.

Các em học sinh thăm quan tháp Chùa trò

Bảo vật Tháp gốm men Chùa trò hôm nay đã được những những nghệ nhân, thợ giỏi của công ty Hải Âu, tại làng nghề mộc truyền thống Thủ Độ, An Tường, gia công thiết kế , phục dựng và sản xuất, chạm khắc tinh sảo, tái hiện lại đầy đủ các chi tiết hoa văn của: Bảo vật Quốc gia,Tháp Gốm men chùa Trò Vĩnh Phúc, những phần chi tiết hoa văn đã bị mất và thất lạc trong quá trình khai quật thấy, đều đã được phục dựng lại bằng phiên bản gỗ chồng tỷ lệ 1 trên 1. và nhiều phiên bản nhỏ hơn làm quà tặng lưu niệm rất ý nghĩa với nhiều chủng loại nguyên vật liệu khác nhau như gốm sứ kết hợp với gỗ tự nhiên và các nguyên liệu khác, để Có thể trưng bày tại những nơi trang trọng nhất tạo điểm nhấn trong phong thủy và trang trí nội thất, vừa lan tỏa vừa tôn vinh những giá trị văn hóa, phật giáo có trong Bảo vật quý Tháp gốm Chùa Trò Vĩnh Phúc.

Đối với các cổ vật quý. Bảo vật quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, người ta có nhiều cách để yêu, nhiều người có điều kiện kinh tế có thể săn tìm để có thể được sở hữu những sản phẩm tinh hoa cổ sưa, nhưng cũng có rất nhiều người nghiên cứu tìm tòi cả đời, không mong sở hữu, chỉ mong muốn lưu giữ cho quê hương, cho làng nghề vốn tinh hoa của các cổ vật , Bảo vật, di tích.

Vĩnh Phúc: Người giữ nghề, lan tỏa bản sắc của Tháp gốm men Chùa Trò - Ảnh 2.

Tháp men gốm Chùa trò và Tháp Gốm Bình sơn…của Ông Kiều Đức Thưởng thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc

Một quốc gia muốn chứng minh mình là một quốc gia, thì ít nhất trong nền văn hiến của mình phải có văn hóa. Văn hóa của chúng ta cần phải có bằng chứng xác thực, bằng những vật chứng, vật chứng thì chắc chắn phải là những cổ vật của đất nước của dân tộc đó đã có để lại và còn tồn tại. Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có Bảo quốc gia, Tháp men gốm Chùa trò, Di tích quốc gia đặc biệt Tháp gốm Bình sơn…Là một trong nhưng cổ vật tiêu biểu, là vật chứng nói nên rất nhiều nét văn hóa, nghề truyền thống.. của một thời kỳ lịch sử dân tộc. 

Những cổ vật đó trải qua thời gian, rêu phong và phong hóa cho ta thấy rõ nó có tuổi đời đã rất nâu. Khi một cổ vật có tuổi càng nâu. Cổ vật đó chính là minh chứng, chứng minh nên tuổi của một quốc gia dân tộc. Cổ vật của chúng ta càng xưa, càng xa, thì tuổi của quốc gia của chúng ta lại càng cổ càng lâu đời. Vì vậy là một công dân, một người thợ… Mình cần phải có nghĩa vụ bảo vệ, tôn tạo, phục dựng những cổ vật đó, để quảng bá tuyên truyền, làm bằng chứng xác thực để chứng minh là đất nước của chúng ta đã được hình thành xây dựng, đã được ông cha chúng  xây đắp hình thành từ bao giờ. Việc phục dựng những cổ vật quý hiếm, thành nhiều những bản sao mang tính biểu tượng, với nhiều kích cỡ tỷ lệ và nguyên liệu khác nhau.

Mỗi một quốc gia đan tộc đều có những sản phẩm tinh hoa cổ vật riêng, có thể còn là biểu tượng của một đất nước, là một người có nhiều đam mê nghề nghiệp, Ông luôn nhìn sâu vào nền văn hóa của đất nước mình và tìm ra những cái giá trị mà cha ông mình đã dày công xây dựng phát triển trong suốt quá trình lịch sử.  

Vĩnh Phúc: Người giữ nghề, lan tỏa bản sắc của Tháp gốm men Chùa Trò - Ảnh 3.

Theo quan niệm của Ông Kiều Đức Thưởng khi đã tâm huyết theo nghề truyền thống của Làng nghề và gia đình. Khi phục chế, phục dựng bất kể một cổ vật, hay di sản nào. thì bản thân cần chau rồi ba yếu tố, nghệ thuật, tâm linh và khoa học các công trình cổ vật đều là những tác phẩm nghệ thuật tác phẩm lịch sử văn hóa cổ xưa vì vậy người phục chế tái hiện lại thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, không những phải hiểu được vẻ đẹp chiều sâu tư tưởng của hiện vật để phục dựng lại vẻ đẹp đó mà còn phải tái tạo cả linh hồn và phần quá khứ xa xưa mà chúng lưu giữ.

Thực tế cho thấy Dự án phục chế và phục dựng lại Tháp men gốm Chùa trò và Tháp Gốm Bình sơn…của Ông Kiều Đức Thưởng thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc. Nó cho chúng ta thấy rõ Giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu của người Việt trong cả một quá trình lịch sử văn hóa, thông qua những đường nét hoa văn, chất lượng của sản phẩm gốm men sưa có trong Bảo tháp gốm men chùa Trò, đã góp  phần khẳng định rất cụ thể tinh hoa nghề gốm của người việt sưa đã đạt đến một trình độ và đỉnh cao về tay nghề thủ công Mỹ nghệ truyền thống.

Nghĩa Đồng