Theo đó, Sở GTVT cho biết việc sử dụng thiết bị hiện đại này mang lại nhiều hiệu quả. Cụ thể, thiết bị vớt rác và lục bình thực hiện cơ động, nhanh và chủ động, có thể thu gom nhiều loại rác, đặc biệt những loại rác lớn, nặng mà sức người khó vớt; nâng công suất vớt cao hơn so với phương án đang thực hiện hiện nay nhờ vào tốc độ di chuyển các thiết bị nhanh, linh hoạt.
Khối lượng rác được vớt khoảng 30 tấn/ca (7 giờ) so với 20 tấn/ca đang thực hiện hiện nay trên kênh Tẻ, Đôi và rạch Bến Nghé. Ngoài ra, số lượng phương tiện và nhân công giảm hơn so với phương án đang thực hiện hiện nay.
Sở GTVT nhận định nếu áp dụng phương tiện, thiết bị và công nghệ này sẽ góp phần tăng nâng suất vớt rác. Đồng thời có thể vớt, thu gom cơ bản các loại rác, kể cả những loại rác có kích thước lớn trên sông.
Sở GTVT kiến nghị UBND TP.HCM chấp thuận cho triển khai thực hiện công tác vớt, thu gom chất thải rắn sử dụng công nghệ mới trên tuyến sông Vàm Thuật - Trường Đai - Tham Lương (đoạn từ sông Sài Gòn đến Khu công nghiệp Tân Bình). Việc thu gom sử dụng các phương tiện hiện đại bao gồm: một tàu vớt rác 190Kw, một gàu ngạm, hai tàu xúc rác bằng gàu xúc 17,5 Kw, một salan.
Đơn giá sẽ áp dụng đơn giá đang thực hiện hiện nay của công tác vớt lục bình, rong cỏ, rác thải trên tuyến kênh Đôi, kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ và rạch Bến Nghé.
Theo Nguyễn Tùng
"https://thuonghieucongluan.com.vn/tp-hcm-thu-nghiem-vot-rac-bang-phuong-tien-hien-dai-a117461.html"