Trước khi nói đến cạnh tranh quốc tế, phải phục vụ người tiêu dùng trong nước
Thực tế, Việt Nam là quốc gia đa dạng về giống gạo và nhờ thế có thể đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu đến nhiều quốc gia khác nhau. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế khi sản xuất các giống lúa trong nước và giống lai tạo từ giống của nước ngoài (như giống Nhật Japonica) đều cho năng suất cao, chất lượng ngon.
Vì thế, ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philippines, châu Phi; gạo Việt Nam vào Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), EU cũng ngày càng tăng lượng mặc dù để vào được các thị trường này phải vượt qua rất nhiều tiêu chí kỹ thuật và chất lượng khắt khe.
Xuất khẩu sang quốc gia khó tính là một thành công. Xuất khẩu bằng chính tên tuổi của mình là thành công rất đáng tự hào. Thế nhưng với Tập đoàn Tân Long , doanh nghiệp có sản phẩm gạo A An đã lần lượt "lên kệ" thị trường châu Âu và đặc biệt là Nhật Bản, dấu ấn này là bước khẳng định và khởi đầu quan trọng. Sự khẳng định về chất lượng và khởi đầu cho hành trình xây dựng giúp lan tỏa hơn nữa thương hiệu nông sản Việt.
"Trước khi nghĩ đến cạnh tranh quốc tế, cần phải làm thật tốt ở thị trường nội địa. Chúng ta nói câu chuyện thương hiệu nghe có vẻ xa xôi nhưng thực chất, thương hiệu chính là niềm tin từ người tiêu dùng". Mà niềm tin của người tiêu dùng luôn luôn xuất phát và được duy trì bởi chính chất lượng sản phẩm.
Đối với sản phẩm gạo như A An, vấn đề chất lượng không chỉ là đảm bảo để người tiêu dùng nấu ra hạt cơm thơm ngon nhất, an toàn nhất, hạt gạo không bị bất kỳ tác động nào về hóa chất hay quá liều thuốc bảo vệ thực vật; mà còn là duy trì chất lượng gạo thành phẩm ổn định. Bởi lẽ, hạt gạo ngon nhất là trong vòng 3 tháng kể từ thời điểm gặt lúa. Sau "thời gian vàng", cũng cùng một giống lúa, một vùng thu hoạch nhưng chất lượng gạo khi nấu lên có thể giảm.
Để làm được điều này, bắt buộc doanh nghiệp phải đầu tư từ gốc, sản xuất theo chuỗi lúa gạo. Nghĩa là liên kết với nông dân để kiểm soát chất lượng vùng trồng, tổ chức thu hoạch trực tiếp cùng nông dân để vận chuyển kịp thời lúa tươi về nhà máy cho đến khâu sấy, trữ, đóng gói bảo quản trong phòng sạch… Sản phẩm phải có nền tảng nội địa, phải được người tiêu dùng trong nước tin tưởng trước thì sau đó mới tự tin xuất khẩu.
Sự khác biệt từ "heo ăn chay"
Trồng trọt và chăn nuôi là 2 ngành nghề quan trọng nhất của nông nghiệp. Nếu Tập đoàn Tân Long ghi dấu ấn trong mảng gạo với A An, thì trong chăn nuôi, doanh nghiệp này cũng gây chú ý với thương hiệu "heo ăn chay" BaF Meat.
Còn nhớ cuối năm 2022 là lần đầu tiên "heo ăn chay" được giới thiệu đến người tiêu dùng. Theo đó, khái niệm này cho thấy sự khác biệt hoàn toàn của công ty trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu thức ăn 100% có nguồn gốc đạm thực vật trong chăn nuôi. Hướng đi này xuất phát từ trăn trở "làm sao để tìm lại hương vị thịt heo ngày xưa" của người sáng lập, khi mong muốn tạo nên một công thức dinh dưỡng giúp đàn heo giảm được rủi ro nhiễm bệnh từ thức ăn chứa gốc đạm động vật, đồng thời cho hương vị thịt heo thơm, mềm, ngon hơn.
Tương tự như lúa gạo, để làm được điều này, công ty không chỉ đầu tư vào công thức dinh dưỡng mà cũng đầu tư theo chuỗi giá trị, từ nhà máy tự sản xuất ra thức ăn chăn nuôi đến trang trại chăn nuôi và nhà máy chế biến, cửa hàng phân phối thịt sạch. Trong đó, phải kể đến nhà máy cám BaF Tây Ninh đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng nhận cao nhất của thế giới là Thực hành Nông nghiệp tốt toàn cầu GLOBAL GAP C.F.M 3.0 và FSSC 22.000 phiên bản mới nhất 5.1.
Điều đáng nói là các chứng nhận này đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu về dinh dưỡng, vật lý nguyên liệu và sử dụng nguyên liệu trong thành phần thức ăn chăn nuôi thân thiện với môi trường.
Như vậy, chuẩn "thịt sạch" của thương hiệu "heo ăn chay" BaF Meat là sạch do kiểm soát chất lượng trong toàn bộ chuỗi giá trị chăn nuôi Feed - Farm - Food; sạch từ việc chọn lọc từng nguyên liệu thức ăn đầu vào, quy trình chăn nuôi công nghệ cao đến việc đảm bảo điều kiện bảo quản tại từng điểm bán hàng.
Quay trở lại câu chuyện của thương hiệu, Tập đoàn Tân Long hay như các doanh nghiệp đang xây dựng thương hiệu sản phẩm khác, nền tảng cốt lõi chính là chất lượng. "Chất lượng" gói gọn trong từng sản phẩm là cả quá trình dày công nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp phù hợp và duy trì lâu dài; là sự nỗ lực của cả một bộ máy để luôn đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Nếu không cam kết được chất lượng, sản phẩm sẽ tự đào thải khỏi dòng chảy thị trường.
"Nói vậy để thấy, câu chuyện thương hiệu là câu chuyện lan tỏa, cần có thời gian để người ta biết tới sản phẩm, hiểu về nó, thử và tin. Quan trọng nhất vẫn là chất lượng. Chúng ta không thể nói tới câu chuyện thương hiệu mà không có chất lượng", lãnh đạo Tập đoàn Tân Long chia sẻ.