Nguồn cung mở bán thấp nhất 9 năm qua
Theo bà Đỗ Vân Anh, đại diện CBRE, thị trường căn hộ bán không nằm ngoài vòng xoáy tác động của Covid-19, dù thị trường nhà ở đã hoàn thiện xong hay đang trong quá trình đầu tư, mở bán, chịu ảnh hưởng tác động của đại dịch này.
Trong quý 1/2020, lượng mở bán mới tại Hà Nội ghi nhận giảm 86% theo năm. Cũng theo ghi nhận, tỷ lệ bán của các dự án trong quý này chỉ đạt 30-40%, thấp hơn trung bình năm ngoái dù năm ngoái các dự án cũng mở bán mới không nhiều bởi những vướng mắc về pháp lý.
Về tổng quan thị trường, nếu như trước đây CBRE từng dự báo về sự mở rộng của phân khúc trung cấp, nhưng nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên trong quý I phân nhúc trung cấp chỉ ghi nhận 5 dự án với 600 căn, phần lớn là dự án mở bán tiếp theo của dự án đã chào bán. Quý này cũng không ghi nhận dự án hạng sang nào đi vào hoạt động, mặt bằng giá không thay đổi, trên dưới 1%, doanh số bán hàng có sự suy giảm so với cùng kỳ.
Trong quý này, lượng mở bán chỉ đến từ 8 dự án, trong khi đó giai đoạn trước khi thị trường nhộn nhịp thì con số này là 25-30 dự án cho thấy sự trầm lắng nhất định trong quý này. Nguồn cung mở bán mới theo quý chỉ có 1600 căn mở bán mới, thấp nhất 9 năm trở lại đây. Xét về vị trí, phía tây và đông Hà Nội tiếp tục là thị trường trọng điểm, trong đó phía Tây chiếm hơn 50% ng cung mới, khu vực khác 10-15% tổng nguồn cung. Các dự án trung cấp tập trung tại khu đô thị lớn tại phía Đông và Tây Hà Nội. Dự kiến nếu dịch được kiểm soát thì dự án cao cấp sẽ mở bán tại khu vực quận Thanh Xuân, Từ Liêm.
Theo ghi nhận, doanh số bán hàng trong quý này cũng thấp nhất từ năm 2013. Giá bán sơ cấp tương đối ổn định theo quý, chỉ tăng nhẹ 4% theo năm do hạn chế mở bán mới và nhiều người mua nước ngoài không thể đến Việt Nam hoàn thiện thủ tục mua bán nhà.
Dù vậy cũng ghi nhận tín hiệu tích cực là mặc dù nguồn cung mở bán mới chậm lại nhưng các dự án cũ phần nào được tiêu thụ, lượng tiêu thụ hàng tồn kho cao hơn mở bán mới.
Phân khúc bán lẻ truyền thống sụt giảm mạnh
Về phân khúc bán lẻ, theo ghi nhận lượng người đến các trung tâm thương mại (TTTM) chỉ còn khoảng 30% so với thông thường. Sự giảm sút của việc người dân hạn chế ra ngoài mua sắm dẫn đến tăng trưởng doanh thu bán lẻ đạt chỉ đạt 4,7%, thấp hơn đáng kể mức tăng năm 2015 và so vơi cùng kỳ năm trước. Trong quý này không ghi nhận dự án mới đi vào hoạt động. Dự kiến nếu dịch bệnh còn kéo dài thì cả năm 2020 không có dự án mới nào đi vào hoạt động.
Về giá thuê, trong tháng 3 và 4, nhiều chủ đầu tư TTTM có chính sách giảm giá thuê cho khách thuê của mình, một số ngành hàng giảm giá thuê 50%. Tuy nhiên cũng tùy thỏa thuận của khách và chủ nhà, giá thuê thực tế có thể thấp hơn giá chào thuê 10-20%. Theo ghi nhận, dưới tác động của dịch bệnh nên giá thuê cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm đều sụt giảm, giá thuê hiện tại ở tầng 1 và tàng trệt gần 92 USD/m2/tháng, khu vực ngoài trung tâm là 20 USD/m2/tháng do ngoài trung tâm có nhiều dự án, vị trí không đắc địa nên mức giảm theo quý sẽ cao hơn khu vực trung tâm. Tỷ lệ trống hiện tại ở khu vực trung tâm chưa đến 1%, khu vực ngoài trung tâm là 8%.
Tuy nhiên ghi nhận điểm sáng của thị trường bán lẻ là bán lẻ tực tuyến gia tăng đáng kể do nhu cầu của người dân tương đối cao trong mua sắm bởi hạn chế ra ngoài. Doanh thu bán lẻ trực tuyến tăng trưởng tốt.
Nếu như trướcc đây rất ít nhà hàng nổi tiếng, cơ sở ăn uống 4-5 sao có dịch vụ giao hàng trực tuyến thì nay nay để cải thiện kinh doanh nên các nhà hàng đã giới thiệu đến người tiêu dùng dịch vụ giao hàng trực tuyến. Còn đối với các nhà hàng, cơ sở có sẵn nền tảng online trực tuyến thì doanh thu ghi nhận tốt.
Thị trường khách sạn, nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng lớn nhất
Ngoài ra, theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Cấp cao CBRE cũng chỉ ra phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng ở cả thị trường Hà Nội và TP. HCM sụt giảm tới 70-80% doanh thu khách sạn. Về giá thuê phòng không giảm nhiều nhưng công suất phòng giảm rất mạnh.
BĐS du lịch nghỉ dưỡng bao gồm cả vui chơi giải trí đều bị ảnh hưởng nặng nề. Không có chuyện sụt giảm 5-10% mà gần như toàn thị trường đóng băng, 1 vài doanh nghiệp đã phải phá sản, chủ yếu khách sạn quy mô nhỏ.
Phân tích về khả năng phục hồi của thị trường BĐS nói chung, bà Dung cho rằng: “ Khả năng phục hồi của thị trường phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh kéo dài bao lâu, kết thúc vào thời điểm nào. Nhìn vào đại dịch SARS năm 2002 – 2003 thì tùy vào từng thị trường, việc phục hồi kéo dài từ 6-18 tháng, riêng khả năng phục hồi của thị trường khách sạn Việt Nam thời điểm đó là 6-9 tháng. Còn đối với dịch bệnh Covid-19, do sự lan rộng và kéo dài của dịch nên phân khúc thị trường khách sạn ít nhất sẽ phải mất 9 tháng trở lên mới có thể phục hồi lại được”.
“Thị trường khác ít bị ảnh hưởng hơn là thị trường căn hộ để bán, số lượng chào bán sụt giảm do các CĐT không thể tổ chức được buổi chào bán để người mua đặt cọc, chọn sản phẩm chứ không phải do nguôn cung không có. Chúng tôi tin rằng khi dịch kết thúc, lệnh hạn chế tụ tập được gỡ bỏ thì ngay lập tức thị trường có khả năng phục hồi 70-80%”.
Cũng theo ghi nhận của CBRE, mặc dù giai đoạn này các CĐT không thể mở bán trực tiếp nhưng vẫn có những hình thức quảng bá sản phẩm online được thực hiện. Đồng thời đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp lớn đang tận dụng thời gian hoàn thiện sản phẩm của mình, khi dịch bệnh kiểm soát sẽ ra mắt thị trường. “Trên các kênh Facebook, Zalo… có những quảng cáo của dự án sắp mở bán trong quý tới cho thấy CĐT chủ động ứng phó với dịch bệnh qua nhiều hình thức khác nhau”, bà Dung nhấn mạnh.
Theo Trúc Mai
"https://thuonghieucongluan.com.vn/thi-truong-bds-ha-noi-ghi-nhan-nguon-cung-mo-ban-moi-thap-nhat-9-nam-qua-a93530.html"