Góc khuất trong việc bán rừng 327 ở Lục Ngạn - Bắc Giang

09/10/2020 22:31

Trong những ngày vừa qua, cơ quan truyền thông báo chí đã nhận được đơn thư của ông Lâm Văn Doóng – sinh năm 1952 có địa chỉ ở Thôn Áp – xã Tân Quang – huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang phản ánh 22 hộ dân đã tham gia trồng rừng theo Dự án 327 của Chính phủ trong đất Quốc phòng do Trường bắn TB1 quản lý từ năm 1999 đến nay.

Theo đơn ông Doóng trình bày, ông và gia đình đã tham gia chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ ở đây từ năm 1999 – 2010. Khi thực hiện kế hoạch di dân tái định cư TB1 của tỉnh Bắc Giang, Trường bắn và Ban Dự án di dân của tỉnh Bắc Giang không có quyết định thu hồi rừng đến từng hộ gia đình trong 481,5 ha đất rừng Dự án 327 là rừng phòng hộ của tỉnh Bắc Giang, do Trường bắn TB1 Quốc phòng quản lý. Đến năm 2017 Trường bắn đã bán số rừng nói trên cho Công ty Bình Minh và Công ty Nghiêm Xuân Mười khai thác trắng. 

 Ông Lâm Văn Doóng

 

Trường bắn TB1 đưa ra lý do rừng này chỉ còn tỷ lệ 20% là không đủ lý lẽ thuyết phục, vì thực tế, theo đơn ông Dóong, tỷ lệ cây sống khi trồng ở đây đạt tới 80% – 90%, cây to từ 15 – 50mm đường kính gốc có độ che phủ đạt 100%.

Năm 2009 rừng trồng đã được Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang vào kiểm đếm nghiệm thu rừng nhưng với trách nhiệm quản lý Trường bắn TB1 lại không có quyết định thu hồi rừng các hộ gia đình trồng xen canh xen cư với các dải trong trường bắn nên Ban Dự án di dân tái định cư trường bắn  quốc gia khu vực I không lập phương án bồi thường cho nhân dân và đồng thời đã tìm mọi cách để bán rừng trồng.

Năm 2009, rừng trồng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang vào kiểm đếm nghiệm thu, những với trách nhiệm quản lý, Trường bắn TB1 lại không có quyết định thu hồi rừng đối với các hộ gia đình trồng xen canh, xen cư với các giải rừng của mình nên Ban dự án di dân tái định cư và Trường bắn quốc gia khu vực 1 không tiến hành lập phương án bồi thường cho dân và đồng thời đã tìm mọi cách để bán rừng trồng. 

Đồng thời, trong đơn thư ông Doóng cũng có phản ánh, đây là một vụ chặt phá rừng phòng hộ “lớn nhất miền Bắc”, có quy mô đến 481,5 ha rừng, mà không được một cơ quan chức năng nào phát hiện, ngăn chặn và xử lý (?!). Từ tháng 7/2017 đến bây giờ, họ dùng xe cơ giới, máy móc múc ngày đêm vận chuyển gỗ ùn ùn ra khắp các tỉnh. Liên quan đến sự việc và những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và có kết luận những sai phạm của những người liên quan và đã chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý đúng quy định của pháp luật.

Liên quan đến đơn thư phản ánh trên ông Doóng, PV đã có một buổi làm việc và được ông cho biết, Trường bắn TB1 tự tiện xén rừng của gia đình ông và đến ngày 27/12/2017 ông mới được biết rừng gia đình mình bị cắt mất 24 ha. Ông đã làm đơn đề nghị phải được bồi thường theo quy định của Nhà nước; đề nghị làm rõ việc cùng một tỉnh có huyện được bồi thường cây lấy gỗ còn huyện Lục Ngạn lại không được bồi thường?.

Tất cả những nội dung trên, theo ông Doóng cho rằng, do Trường bắn BT1 không tuân thủ đúng quy định những nội dung đã thỏa thuận tại Hợp đồng số 100 ngày 01/6/1998 đã ký với các hộ dân. Theo đó, tại mục 2 của nội dung hợp đồng quy định rất rõ việc phân chia sản phẩm mỗi bên được hưởng, trong đó: + Đối với đất rừng: Trường bắn hưởng 38%, hộ ông Doóng hưởng 62%; + Đất trồng cây ăn quả: Trường bắn hưởng 22%, hộ ông Doóng hưởng 78%; + Đất khoanh nuôi rừng tái sinh: Trường bắn hưởng 40%, hộ ông Doóng hưởng 60%. Bên cạnh những quy định trên, các bên cũng thỏa thuận: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu nhà nước có nhu cầu sử dụng đến đất đang kinh doanh của hộ ông Doóng thì phía Trường bắn căn cứ vào mức độ thiệt hại để miễn phần đóng góp cho ông Doóng bằng cách miễn giảm giá thành nộp sản phẩm. Thời hạn của hợp đồng là 20 năm (từ 1998 – 2017). Trong quá trình thực hiện hợp đồng ông Doóng sẽ được Trường bắn, UBND chính quyền địa phương, các cơ quan pháp luật bảo hộ những quyền lợi chính đáng trên mảnh đất được giao...

Theo TC Doanh nghiệp & Tiếp thị

"https://doanhnghieptiepthi.vn/luc-ngan-bac-giang-goc-khuat-nao-trong-viec-ban-rung-327-161201005130702192.htm”