Ba xu hướng quan trọng
Xu hướng 1: Gia tăng của các chuỗi giá trị toàn cầu
Bằng cách chia nhỏ quy trình sản xuất, có thể thực hiện các bước khác nhau ở các quốc gia khác nhau thay vì một quốc gia phải làm chủ việc sản xuất toàn bộ sản phẩm sản xuất để xuất khẩu. Với chuỗi giá trị, một quốc gia có thể chuyên môn hóa một hoặc một số hoạt động mà quốc gia đó có lợi thế so sánh.
Việc tách sản xuất bắt đầu ở các nền kinh tế tiên tiến để đối phó với cạnh tranh và giảm chi phí hậu cần, sau đó lan ra toàn cầu khi các nền kinh tế lớn đang phát triển mở cửa. Mặc dù vậy, chuỗi giá trị toàn cầu cũng đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia phải có quy mô kinh tế lớn. Đây cũng là thách thức chủ yếu hiện nay đối với các doanh nghiệp ở các nước có môi trường huy động vốn còn nhiều bất cập.
Xu hướng 2: Chiến lược doanh nghiệp thay đổi
Doanh nghiệp sẽ tập trung vào phân khúc có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản phẩm (xem hình 1) như: nghiên cứu và phát triển sản phẩm (A), thiết kế sản phẩm (B), marketing (E - thương hiệu, giá cả, bán hàng...) và dịch vụ sau bán hàng (F). Các phân khúc như sản xuất (C) và lắp ráp (D) có giá trị gia tăng thấp hơn. Vì vậy, với bối cảnh chuỗi giá trị sản phẩm đã kéo dài và mở rộng khắp toàn cầu trong quá trình hội nhập, thì các công ty đa quốc gia có xu hướng thuê lại (outsourcing) các phân khúc C và D cho các nước đang phát triển. Đây là cơ hội cho các nước đang phát triển có thể thu hút đầu tư, phát triển đối tác nhằm nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh trong chiến lược ngắn hạn và trung hạn.
Mặc dù vậy, trong chiến lược dài hạn, các nước đang phát triển và các doanh nghiệp cũng cần thiết phát triển và mở rộng tham gia vào các phân khúc A, B, E, F nhằm nâng cao hiệu quả. Trước mắt, cần phải đột phá trong phân khúc E - marketing (giá cả, bán hàng...) thông qua việc phát triển thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của mình, vì thương hiệu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sản phẩm công nghệ cao và ở quốc gia có thị trường tài chính phát triển.
Xu hướng 3: Cơ hội phát triển thương hiệu.
Chuỗi giá trị toàn cầu và phân khúc giá trị gia tăng đã đem lại cơ hội cho doanh nghiệp ở các quốc gia vốn chỉ là công xưởng sản xuất và lắp ghép có thể vươn lên các chuỗi giá trị cao hơn như xây dựng thương hiệu của riêng mình, nhằm nâng cao uy tín trong việc hợp tác đầu tư và nâng cao giá trị doanh nghiệp trong thị trường tài chính nội địa và quốc tế.
Hiện nay ở nước ta, cộng đồng doanh nghiệp có trên 800 nghìn doanh nghiệp (khoảng 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa với loại hình phổ biến là công ty TNHH), trong đó có trên 22 nghìn doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và gần 900 doanh nghiệp nhà nước. Cùng với chính sách đổi mới hướng tới nền kinh kinh tế thị trường của Chính phủ, các doanh nghiệp Việt đã từng bước xây dựng được những thương hiệu mạnh trong các lĩnh vực sản xuất (như: điện tử, ô tô, nông sản, da giày, dệt may,…), nhằm tạo ra những giá trị gia tăng cho sản phẩm không chỉ ở cấp độ trong nước, mà cả ở cấp độ toàn cầu.
Đặc biệt, các doanh nghiệp nhà nước mặc dù là những doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong các lĩnh vực sản xuất ra các sản phẩm phục vụ xã hội dường như cũng ngủ quên trong việc phát triển thương hiệu sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu do vấn đề sở hữu, độc quyền, tư duy nhiệm kỳ,… dẫn đến sự lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người dân cũng như sự cạnh tranh quốc gia.
Sự phát triển và liên tục đổi mới thể chế cấu trúc doanh nghiệp để tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm và phục vụ hiệu quả cho người dân là một nội dung rất quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cũng như góp phần hội nhập kinh tế hiệu quả. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng XIII yêu cầu phải: "Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng".
Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội
Nếu nhanh tay nắm bắt các thương vụ đầu tư, doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội để trở mình tăng trưởng nhanh chóng. Một ví dụ cụ thể đó chính là cách Công ty Cổ phần PGT Holdings đang đẩy mạnh mũi nhọn vào M&A – ngành Mua bán và Sáp nhập đầy tiềm năng phát triển trong bối cảnh này.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Đặc biệt vào ngày 30/6/2023, PGT Holdings đã và đang triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Khép lại phiên giao dịch ngày 28/6/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,900 VNĐ./
Quay trở lại với TTCK, thị trường kết phiên với chỉ số VN-Index tăng 4,02 điểm, lên mức 1138,35 điểm, thanh khoản tích cực hơn ở mức 892 triệu đơn vị, tương đương 17,900 tỷ đồng. Trên HOSE có 201 mã tăng giá và 228 mã giảm.
Trong khi đó HNX-Index giảm 0,57 điểm, với giá trị giao dịch đạt 992 tỷ đồng, UPCOM-Index lại tăng nhẹ 0,34 điểm, với giá trị giao dịch đạt 971 tỷ đồng.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured