Theo sự vận động của các nhóm ngành, dòng tiền nhiều khả năng sẽ tiếp tục tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ thuộc các ngành bất động sản, xây dựng và vật liệu, bán lẻ, hóa chất, thép, xi măng, thực phẩm và đồ uống, dầu khí, ngân hàng. Nhưng tuy nhiên thị trường lại nằm ở chiều khối ngoại và các nhà đầu tư xả hàng đặc biệt là "nhóm cổ phiếu FLC".
Trong ngày 29/3/2022, thị trường trong nước ghi nhận thông tin: Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Trịnh Văn Quyết - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán.
Đóng cửa 30/3, VN-Index giảm 7,25 điểm (0,48%) còn 1.490,51 điểm, HNX-Index giảm 10,05 điểm (2,18%) xuống 451,19 điểm, UPCoM-Index giảm 0,49 điểm (0,42%) còn 116,88 điểm.
Tâm lý chung của nhà đầu tư vẫn khá ảm đạm khi chỉ số đánh mất các ngưỡng quan trọng. Áp lực bán lan tỏa trên diện rộng khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ. Cổ phiếu bất động sản là nhóm tác động tiêu cực nhất lên chỉ số với mức ảnh hưởng lên thị trường.
Tuy nhiên khi phân tích diễn biến thị trường ngày 30/3, nhiều chuyên gia nhận định việc thông tin ông Quyết bị bắt có thể khiến vài cổ phiếu "nóng" (cổ phiếu đầu cơ) sẽ nguội bớt lại một chút theo dõi các động thái mới đây có thể là dấu hiệu tích cực. Về dài hạn, việc này là cực kì tốt cho thị trường, làm yên lòng các nhà đầu tư.
Tóm lại, việc ông Quyết bị bắt có thể có chút tác động ngắn hạn tới thị trường nhưng không mang tính bản chất, và sẽ không sâu rộng. Các nhà đầu tư không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Quay trở lại vụ thao túng giá cổ phiếu FLC hồi tháng 1, cụ thể sau nhiều ngày cổ phiếu FLC lên với giá rất cao, ngày 10/1, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.
Đáng chú ý, chỉ trong một phiên giao dịch, có tới gần 135 triệu cổ phiếu FLC được khớp lệnh, cao bất thường. Trong khi lâu nay mỗi ngày cổ phiếu FLC chỉ giao dịch khối lượng trung bình 15 - 40 triệu cổ phiếu. Cũng trong phiên 10/1, nhiều nhà đầu tư vừa mới mua cổ phiếu FLC giá trần vào buổi sáng, đến chiều bị giảm sàn.
Sau sự việc người đứng đầu Tập đoàn FLC "bán chui" cổ phiếu, thị trường chứng khoán chao đảo, nhà đầu tư liên tục bán tháo FLC và các cổ phiếu liên quan đến ông Quyết, hàng chục mã cổ phiếu khác cũng bị vạ lây.
Ngay sau đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn các hành vi tiếp theo không đúng quy định.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có văn bản chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10-1 của ông Trịnh Văn Quyết, nhiều nhà đầu tư được hoàn tiền đã mua.
Ngày 18-1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Trịnh Văn Quyết 1,5 tỉ đồng, mức cao nhất theo quy định.
Đồng thời chủ tịch Tập đoàn FLC cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng. Ngày 26/3, chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị cơ quan điều tra ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh một tháng để phục vụ điều tra.
Quay trở lại với thị trường chứng khoán tại phiên giao dịch đầu tuần 28/3, ở khối ngoại tiếp tục xả ròng thêm 64 tỷ đồng.
Mua bán ròng của khối ngoại tại phiên đầu tuần ngày 28/3/2022
Tại phiên giao dịch 28/3, mặc dù thị trường giảm sâu trong bối cảnh nhà đầu tư trong nước ồ ạt xả, thì khối ngoại vẫn chỉ giữ nguyên trạng thái bán ròng nhẹ.
Trên HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 27,1 triệu đơn vị, giá trị 1.318,1 tỷ đồng và bán ra với khối lượng 32,6 triệu đơn vị, giá trị 1.405,3 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên sàn này 5,5 triệu đơn vị, tương ứng bán ròng 87,1 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại mua ròng 3,4 tỷ đồng. Trong đó, IDC được mua nhiều nhất với 11,3 tỷ đồng. Trái lại, SHS bị bán ròng mạnh nhất với 8,4 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 19,6 tỷ đồng. Trong đó, lực mua chủ yếu tập trung tại VTP với 6,5 tỷ đồng; NTC với 5,3 tỷ đồng; BSR với 2,8 tỷ đồng; LTG với 2,6 tỷ đồng…
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 5 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 64,1 tỷ đồng, tăng 218,5% về lượng và giảm 9,86% về giá trị so với phiên trong tuần trước.
Có thể thấy thị trường chứng khoán trong tháng 3 này là sự biến động đầy đan xen giữa các nhóm ngành. Đặc biệt sự tác động của cuộc căng thẳng giữa Nga_Ukraine khiến giá dầu tăng lên, cũng như khả năng gián đoạn nguồn cung, vốn diễn ra trong bối cảnh thị trường "vàng đen" đã thắt chặt do nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung căng thẳng trên toàn cầu.
Không tránh khỏi những tác động đó, thị trường tiêu dùng về giá xăng dầu tại Việt Nam cũng tăng lên kéo theo đó mã chứng khoán về dầu khí cũng tăng trong giai đoạn đầu tháng 3.
Tuy nhiên giai đoạn giữa tháng 3 lại ghi nhận thị trường chứng khoán của nước ta tăng trưởng đan xen chu hướng nhịp của thị trường bù trừ lẫn nhau, khiến tâm lý các nhà đầu tư khá thận trọng khi giải ngân.
Bàn về cơ hội đầu tư nhìn lại mã cổ phiếu vừa và nhỏ thuộc nhóm ngành M&A trong tháng 3, PGT trên sàn HNX vẫn là mã chứng khoán khiến nhiều nhà đầu tư chú ý khi đạt trần một số phiên liên tiếp.
Thống kê giao dịch của cổ phiếu PGT
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cuối tháng 3 còn ghi nhận đang có xu hướng xoay quanh cổ phiếu small & midcap nhưng tăng không bền khi thị trường liên tục bị điều chỉnh.
Nhưng tuy nhiên, các chuyên gia chứng khoán lại nhận định đây chính là thời điểm để các nhà đầu tư nên mua vào để gia tăng tỷ trọng tích lũy cổ phiếu.
Thống kê giao dịch của cổ phiếu PGT
Ghi nhận tại 2 tuần giao dịch gần đây, mã PGT nằm trong danh mục cổ phiếu vừa và nhỏ và được nhiều nhà đầu tư chú ý tới trong giai đoạn này. Cụ thể, khối lượng giao dịch của cổ phiếu được ghi nhận trung bình trong tuần là 70,000 cổ phiếu tăng xấp xỉ gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2021 ( trung bình 50,000 cổ phiếu). Điều đó chứng minh, cổ phiếu PGT đang nằm trong danh mục gia trọng tỷ trọng của 1 số nhà đầu tư dài hạn trong giai đoạn này.
Khép lại phiên giao dịch 30/3, cổ phiếu PGT khớp lệnh thành công 54,550 cổ phiếu và mức giá giao dịch nằm trong khoảng giá 10,600 – 12,100 VNĐ.
Thêm vào đó đáng chú ý, một số doanh nghiệp cũng đăng ký và đặt mua thành công cổ phiếu của PGT. Đơn cử như Công ty TNHH Đầu tư Vina Terrace đã mua 281,000 cổ phiếu với mục đích đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp.
Do đó, nhà đầu tư tiếp tục thực hiện nâng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục dài hạn, để phù hợp với các nhịp thị trường rung lắc, điều chỉnh. Mã PGT của PGT Holdings trên sàn HNX sẽ là một gợi ý đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và lựa chọn trong bối cảnh này.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured