Áp lực bán diễn ra ở nhiều nhóm cổ phiếu từ ngân hàng, chứng khoán cho đến thép và các nhóm cổ phiếu nóng. Nhiều cổ phiếu giảm sâu. Chỉ số VN-Index giảm mạnh phiên thứ hai liên tiếp, với mức mất giá hơn 26 điểm và rời khá xa ngưỡng 1.500 điểm (tai phiên giao dịch ngày 19/4/2022, VN-Index giảm 26,15 điểm (1,83%) còn 1.406,45 điểm, HNX-Index giảm 10,43 điểm (2,59%) xuống 392,69 điểm, UPCoM-Index giảm 1,89 điểm (1,71%) về 108,32 điểm.)
Tại phiên giao dịch ngày 21/4, VN-Index giảm 14,51 điểm (1,05%) còn 1.370,21 điểm, HNX-Index giảm 13,43 điểm (3,53%) xuống 366,61 điểm, UPCoM-Index giảm 1,51 điểm (1,42%) về 104,89 điểm.
Trong phần lớn thời gian giao dịch cổ phiếu lớn trong rổ VN30 giao dịch với vai trò trụ đỡ, tuy nhiên sức ép bán ra trong phiên đáo hạn phái sinh tiếp tục khiến chỉ số chùn bước, quay đầu giảm gần 9 điểm.
Tuy nhiên, đi ngược lại thị trường tiền mã hóa lại có xu hướng tăng. Đà tăng từ Bitcoin tạo động lực cho loạt tiền mã hóa vốn hóa nhỏ hơn bùng nổ. Vào thời điểm ngày 20/4, giá Bitcoin giao dịch ở mức 41.366; biên độ giao dịch thấp nhất ở mức 41.235 USD và cao nhất ở mức 41.550 USD. Bitcoin nói riêng và thị trường tiền mã hóa nói chung trước đó trải qua đợt lao dốc mạnh.
Tại phiên giao dịch ngày 21/4/2022, Giá Bitcoin hôm nay 21/4: Giao dịch quanh mức 41.300 USD. Bitcoin (BTC) tăng vọt lên mức 42.000 USD trong thời gian ngắn vào chiều tối ngày 20/4, sau đó giảm xuống 41.000 USD Ở thời điểm viết bài ngày 21/4, BTC có giá 41.287 USD, giảm nhẹ 0,85%. Trong 24 giờ qua, BTC đạt mức cao nhất 42.199 USD, thấp nhất 41.200 USD.
Khối lượng giao dịch Bitcoin trong khoảng tháng cuối tháng 3 đến 21/4/2022 vào khoảng 27.5 tỷ USD, vốn hóa thị trường ở mức 793 tỷ USD. Nhìn chung, trong bốn tuần qua, Bitcoin đã tăng 0,96%.
IMF kêu gọi nỗ lực hợp tác, kiểm soát vốn tiền kỹ thuật số
Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF đang kêu gọi những nhà lập pháp phát triển tiêu chuẩn với tiền kỹ thuật số khi lo ngại đang tăng lên trong cuộc chiến tại Ukraine.
Báo cáo Tính ổn định Tài chính Toàn cầu được đăng trong ngày 19/4, IMF chỉ ra trực tiếp khả năng sử dụng của tiền kỹ thuật số trong việc vượt qua lệnh cấm đối với Nga và khả năng đe dọa hệ thống tài chính hiện tại thông qua thay đổi bức tranh toàn cảnh ngân hàng.
Hệ thống tài chính toàn cầu đang ngày càng "tiền kỹ thuật số hóa" giữa cuộc chiến tranh Ukraine và đại dịch COVID-19, theo IMF. Mặc dù phần lớn việc này là do hoạt động thương mại bình thường, IMF vẫn cảnh báo tiền kỹ thuật số có thể được dùng như phương tiện né tránh kiểm tra nhận dạng trong dòng chảy vốn, đặc biệt trong giao dịch ẩn danh với nước ngoài.
IMF kêu gọi các công ty tiền kỹ thuật số tăng cường cảnh giác nhằm khai thác tiền kỹ thuật số và tăng vốn hiệu quả.
Để giảm rủi ro liên quan tiền kỹ thuật số, IMF đề nghị các quốc gia tập trung vào việc áp dụng tiêu chuẩn Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính Quốc tế FATF. Trong đó bao gồm quy định về tiền kỹ thuật số yêu cầu sàn giao dịch gửi thông tin nhận dạng người gửi và người nhận, cũng như áp dụng luật và quy định thêm đối với sàn giao dịch ngoại hối và quản lý dòng vốn nhằm bao phủ tiền kỹ thuật số.
Việt Nam vào top 10 thế giới về tỷ lệ người sở hữu tiền mã hóa
Không giống như thị trường chứng khoán, lĩnh vực tiền số thuận tiện hơn đối với tôi vì nó hoạt động 24/7.
Theo dữ liệu từ công ty thanh toán tiền mã hóa Triple A, có khoảng 6 triệu người Việt Nam sở hữu tài sản kỹ thuật số, tương đương 6% dân số. Hiện Việt Nam đang đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng các quốc gia có tỷ lệ người dùng nắm giữ tiền mã hóa nhiều nhất thế giới của Triple A.
Bảng xếp hạng các quốc gia có tỷ lệ người dùng nắm giữ tiền mã hóa nhiều nhất thế giới của Triple A
Bảng xếp hạng của công ty phân tích Chainalysis cho biết việc chấp nhận tiền mã hóa giữa các nhà đầu tư cá nhân tăng 881% trong năm 2021. Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Ukraine là những quốc gia dẫn đầu bảng xếp hạng này.
Theo Techinasia, mặc dù tài sản kỹ thuật số chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ, lĩnh vực blockchain vẫn trở thành xu hướng đầu tư, đặc biệt là với thế hệ trung niên và những người trẻ Gen Z.
Trong công bố hồi tháng 8 của website so sánh sản phẩm tài chính Finder.com, Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu về tỷ lệ sử dụng tiền mã hóa. Số liệu này lấy từ cuộc khảo sát 42.000 người trên 27 quốc gia.
Cụ thể, bên cạnh Việt Nam, các nền kinh tế mới nổi khác như Ấn Độ và Indonesia cũng đang dẫn đầu xu hướng sử dụng tiền mã hóa. Finder chỉ ra tỷ lệ sử dụng tiền mã hóa (trong số những người được hỏi) tại Việt Nam là 41%, trong đó số lượng người đã mua Bitcoin là 20%.
Ngoại trừ Ấn Độ, 4 cái tên dẫn đầu cuộc khảo sát là các quốc gia khu vực Đông Nam Á bao gồm Indonesia (30%), Ấn Độ (30%), Malaysia (29%), Philippines (28%). Những quốc gia còn lại phần lớn nằm ở châu Mỹ, châu Âu và Đông Á.
Anh và Mỹ là 2 quốc gia có tỷ lệ sử dụng tiền mã hóa thấp nhất bảng khảo sát, tương ứng con số 8 và 9%.
Trong báo cáo hồi tháng 6 của CoinTelegraph, Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về tỷ lệ đầu tư Bitcoin trong năm 2020.
Nắm bắt được những có hội trong tương lai cả về thị trường chứng khoán và thị trường mã hóa, PGT Holdings (HNX: PGT) đang ấp ủ những dự án mới sẽ được bật mí sớm nhất tới các nhà đầu tư.
PGT Holdings tin rằng, việc đưa ra những việc triển khai những dự mới cần có những con số cụ thể thực tế để các nhà đầu tư so sánh và nhận định, chính là quyền lợi của nhà đầu tư và trách nhiệm của của công ty. Sự kỳ vọng của nhà đầu tư chính là động lực để công ty nỗ lực hơn nữa để giúp đạt được thành quả xứng đáng mà các nhà đầu tư mong đợi từ tiềm năng dài hạn của PGT. Công ty tin rằng thành quả nào cũng thu về những trái ngọt, sự kỳ vọng tiềm năng nào cũng sẽ có những điểm sáng trong tương lai.
Bàn về cơ hội đầu tư cổ phiếu của PGT Holdings, tuy diễn biến chưa được tích cực đóng cửa với mức giá 7,500VNĐ trong bối cảnh thị trường tiếp tục giảm điểm. PGT tin rằng trong thời gian tới, khi báo cáo tài chính được công bố như một đòn bẩy tác động tích cực tới mã cổ phiếu của doanh nghiệp.
Do đó, mã cổ phiếu PGT là một gợi ý đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và lựa chọn trong bối cảnh này.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured