Không nên kết hợp thịt lợn với đậu tương
Thịt lợn cung cấp đạm và nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Trong khi đó, đậu tương chứa rất nhiều phốt phô. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau, phốt pho trong đậu tương sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là thịt lợn nạc. Do đó, chị em khi chế biến đồ ăn nên hạn chế nấu chung hai loại này.
Thịt lợn không nên kết hợp với lá mơ
Thịt lợn chứa nhiều protein kết hợp với lá mơ dễ sinh ra kết tủa lượng đậm khiến cơ thể không thể hấp thu dinh dưỡng được. Để tránh tình trạng khó tiêu, ngộ độc tốt nhất không nên ăn chung hai loại thực phẩm này.
Thịt lợn không ăn cùng gừng Theo Đông y, thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa. Thủy - hỏa tương khắc không nên kết hớp với nhau. Ăn chung thịt lợn với gừng có thể sinh ra chứng phong thấp, nổi lên các nốt đen ở mặt.
Thịt lợn "kỵ" rau mùi
Rau mùi có tính ôn, hao khí. Trong khi đó, thịt lợn ích khí. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này cùng nhau có thể gây ra đau bụng.
Thịt lợn không ăn chung với thịt bò
Hai loại thịt này đều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng tính chất lại hoàn toàn khác nhau. Thịt lợn tính hàn còn thịt bò tính ôn. Khi nấu chung sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong cả hai loại thịt. Do đó, tốt nhất nên nấu riêng từng loại để đảm bảo mùi vị của món ăn vừa không bị mất chất.
Những người nên hạn chế ăn thịt lợn
Người bị máu nhiễm mỡ không nên ăn quá nhiều thịt lợn, chỉ nên ăn từ 50-70 gram/bữa.
Người bị cao huyết áp, tim mạch: Thịt lợn chứa lượng đạm cao do đó người cao huyết áp, tim mạch nên hạn chế ăn. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu đạm, giàu dinh dưỡng như thịt lợn có thể làm cholesterol trong máu tăng, gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch... Do đó, người bị các bệnh này không nên ăn quá 50-70 gram thịt lợn/bữa.
Người bị sỏi thận: Thịt lợn giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng hình thành các loại sỏi. Vì vậy, người bị bệnh sỏi thận không nên ăn thịt lợn.
Theo DNVN
"https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-dieu-cam-ky-khi-an-thit-lon-khong-phai-ai-cung-biet-ma-tranh/20200228072848389"