Chốt phiên tại sàn Hà Nội, HNX-Index cũng giảm 8,47 điểm (3,75%) còn 217,41 điểm với 167 mã giảm giá (43 mã sàn), 30 mã tăng giá và 37 mã đứng giá.
Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 16.641,3 tỷ đồng. Khối ngoại hôm nay bán ròng mạnh trên HOSE với 439,8 tỷ đồng, trong khi chỉ mua ròng nhẹ 22,14 tỷ đồng trên HNX và 4,34 tỷ đồng trên UPCOM.
Thực trạng nền kinh tế
Kinh tế - xã hội Việt Nam khởi sắc trên nhiều lĩnh vực trong 9 tháng trong năm 2022. Điều này được thể hiện qua một loạt chỉ số kinh tế - xã hội do Tổng cục Thống kê công bố.
GDP 9 tháng đạt mức tăng trưởng 8,83%, là mức cao nhất cùng kỳ 12 năm qua. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng được kiểm soát ở mức 1,88%.
Động lực tăng trưởng này đến từ vai trò dẫn dắt trong tiêu dùng của người dân, đầu tư và xuất nhập khẩu.
Minh chứng rõ nhất là doanh thu dịch vụ bán lẻ và tiêu dùng tăng 21% so với cùng kỳ, gấp gần 3 lần mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.
Về xuất nhập khẩu, hết 6 tháng, mức xuất siêu mới chỉ ước đạt 710 triệu USD, nhưng hết 9 tháng, con số này đạt 6,54 tỷ USD, gấp hơn 9 lần chỉ sau 3 tháng.
Về đầu tư, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 9 tháng ước đạt 2,1 triệu tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam đạt hơn 15,4 tỷ USD, tăng 16,3%, mức cao nhất so với 9 tháng trong 7 năm trở lại đây.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội và Chính phủ cũng đang đúng hướng và hiệu quả, tạo niềm tin cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Trong 9 tháng, cả nước có gần 113.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 1,3 triệu tỷ đồng tăng gần 32% về số doanh nghiệp.
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tăng 805.000 đồng/tháng. Cùng với đó, gói hỗ trợ theo Nghị quyết 11 của Chính phủ đã giải ngân hơn 3.500 tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 5 triệu người lao động tại hơn 120.000 doanh nghiệp.
Những chỉ số trên phần nào cho thấy, 9 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, an sinh xã hội cho người dân được đảm bảo.
Những điểm sáng của kinh tế
Du lịch, tiêu dùng nội địa, chế biến chế tạo và xuất khẩu có thể coi là những điểm sáng trong bức tranh tổng thể về kinh tế - xã hội Việt Nam 9 tháng qua. Sự bứt phá của những lĩnh vực này đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo đà cho sự phát triển trong những tháng còn lại của năm.
Gần 90 triệu du khách và doanh thu đạt gần 400.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, chủ yếu là du khách trong nước. Đây là những con số thể hiện sự bứt phá của ngành du lịch mà chính những công ty du lịch lữ hành cũng ấn tượng.
"Du lịch trong nước đạt con số gần 90 triệu, tăng trưởng so với thời kỳ đỉnh điểm năm 2019 đến 14%"
Các chính sách mở cửa kịp thời, cùng các giải pháp hỗ trợ khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch COVID-19 của Chính phủ đã thúc đẩy sự khởi sắc của nhiều ngành kinh tế, trong đó có du lịch.
Du lịch khởi sắc tiếp tục kéo theo hàng loạt các lĩnh vực, ngành nghề khác, như: hàng không, vận tải, tiêu dùng, lưu trú, ăn uống, nhà hàng khách sạn…
"Cả xã hội, cả nền kinh tế thay đổi được chống dịch và trong một thời gian ngắn biến Việt Nam thành đất nước an toàn, đáng tin cậy", TS. Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đánh giá.
Một chỉ số khác, hơn 4 triệu tỷ đồng đã được tiêu dùng trong 9 tháng đầu năm, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Những con số này đã phản ánh sức mua sắm của người dân cũng đã hồi phục một phần nhờ chính sách điều hành hợp lý. Điều này không chỉ tạo ra sự luân chuyển hàng hóa, mà còn kích thích các nhà sản xuất, cung ứng, thương mại mở rộng quy mô, nhất là trong bối cảnh giá cả ổn định, lạm phát được kiểm soát.
Các chuyên gia đánh giá, sự phục hồi dựa vào nội lực đã tạo nên sức bật cho tăng trưởng 9 tháng đầu năm bất chấp khó khăn của kinh tế thế giới.
"Thực sự rất tích cực khi Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao. Ngân hàng Thế giới ước tính tăng trưởng hàng năm là trên 7%, đó là những gì Việt Nam có lợi thế hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực, vượt qua Philipines, Indonesia và Malaysia. Đây thực sự là một tin vui cho Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao này", ông Ted Osius, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ, nhận định.
"Đà tăng trưởng tốt, thuế vững, vì thế lực của đất nước cũng được tăng lên. Có 3 chữ: đà, thế và lực khắc họa được những gì chúng ta đang có hiện nay", TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nói.
Kinh tế Việt Nam được cho là sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong những tháng cuối năm do tác động từ kinh tế thế giới. Tuy nhiên, những chỉ dấu tích cực, những "thế, lực và đà" đã tạo được trong thời gian qua sẽ là động lực để kinh tế Việt Nam thích ứng và vượt qua khó khăn.
Nhận diện những khó khăn, thách thức trong cuối năm 2022.
Bên cạnh những điểm sáng tích cực, nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức ở phía trước.
Hệ luỵ của dịch COVID-19, khủng hoảng Nga-Ukraine, Fed và ngân hàng trung ương các nước liên tục tăng lãi suất với mức cao làm cho đồng USD tăng giá rất mạnh so với các đồng tiền khác trên thế giới, tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, giá trị đồng tiền Việt Nam.
Điều này, đặc biệt tác động tiêu cực tới hoạt động thương mại quốc tế của nước ta với 70% kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa được thực hiện bằng đồng USD, các thị trường xuất khẩu lớn của nước ta có xu hướng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu và sản xuất kinh doanh trong nước. Hiện nay, trên một số lĩnh vực, đơn hàng xuất khẩu giảm so với trước.
Bên cạnh đó, kinh tế nước ta phụ thuộc khá lớn vào nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu. Khi đồng USD tăng giá trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu tác động không nhỏ tới ổn định sản xuất và gia tăng tác động của lạm phát chi phí đẩy do nhập khẩu lạm phát đối với nền kinh tế.
Khu vực doanh nghiệp vẫn bị tổn thương nghiêm trọng
Mặc dù khu vực doanh nghiệp đông về số lượng, nhưng quy mô và tiềm lực không mạnh, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Trong 9 tháng đầu năm 2022 có 112,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và đã hoàn tất thủ tục giải thể. Trong đó có 62,5 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2021; có 36,3 nghìn doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 12,1%; có 13,8 nghìn doanh nghiệp đã giải thể, tăng 8%.
Như vậy, bình quân một tháng có 18,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động thì có 12,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nói cách khác, trong nền kinh tế cứ 10 doanh nghiệp gia nhập mới và quay trở lại thì có 7 doanh nghiệp tạm thời hoặc vĩnh viễn rút lui khỏi thị trường.
Điều này phản ánh khu vực doanh nghiệp vẫn bị tổn thương nghiêm trọng trước những khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước.
Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý 3/2022 của Tổng cục Thống kê, các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo phản ánh số lượng đơn hàng mới; đơn hàng xuất khẩu mới; sử dụng lao động trong quý 3/2022 đều giảm so với quý 2/2022.
Điều tra xu hướng kinh doanh quý 3/2022 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính chiếm 30,8%; thiếu nguyên nhiên vật liệu chiếm 26,1%; lãi suất vay vốn cao chiếm 23,5%; không tuyển được lao động theo yêu cầu chiếm 25,1%.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đạt con số ấn tượng, tuy vậy kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt 73,22 tỷ USD, chiếm 25,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Điều này phản ánh vị thế thương mại quốc tế của nước ta do khu vực FDI tạo nên. Kinh tế phụ trợ và liên kết giữa khu vực kinh tế trong nước với khu vực FDI còn yếu và lỏng lẻo.
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Chính phủ đang khẩn trương xây dựng chính sách và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết triển khai các giải pháp dài hạn; hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng với các biến động trong tương lai. Cùng đó, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đón đầu các xu hướng kinh doanh và thị trường mới để có thể vươn lên, bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới.
Đặc biệt trong lĩnh vực lao động, PGT Holdings (HNX: PGT) cũng đóng góp đáng kể.
Trong lĩnh vực nguồn nhân lực
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Lĩnh vực giáo dục
PGT Holdings luôn đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động M&A từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Khép lại phiên giao dịch ngày 21/10/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,500 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured