Lá có tác dụng điều trị hạ đường huyết, chống viêm, hạ sốt, kháng khuẩn, trị đái tháo đường, bảo vệ tim mạch và chống ký sinh trùng.
Các nhà khoa học nghiên cứu ra rằng, lá cây có những chức năng đó là nhờ vào các thành phần trong lá như saponin, ancaloit, coumarin, terpenoid, tannin…
Lá mãng cầu có thể mang đến lợi ích sức khỏe gì?
1. Có thể hỗ trợ điều trị ung thư
Trong lá mãng cầu xiêm có chứa acetogenin annonaceous (AGEs). Những AGE này có liên quan đến tính chất chống ung thư. Chúng tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách ức chế phức hợp ty thể I, một protein tế bào ung thư.
Các nghiên cứu đã chứng minh tác dụng chống độc của chất chiết xuất từ lá mãng cầu xiêm, chúng có khả năng chống ung thư vú, đại tràng, tuyến tiền liệt, phổi, máu, gan, cổ tử cung và buồng trứng.
2. Có thể kiểm soát viêm
Các nhà khoa học đã xác định được hơn 117 hợp chất trong lá mãng cầu có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và chữa lành vết thương.
Thuốc sắc của lá được sử dụng tại chỗ cho tác dụng chống thấp khớp và thần kinh. Nó làm giảm, chữa lành áp xe, vết thương.
3. Có thể giúp điều trị chứng mất ngủ
Theo truyền thống, lá mãng cầu xiêm được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ. Lá có hoạt động giãn cơ trơn và hoạt động như thuốc an thần. Uống một ly trà lá mãng cầu cũng có thể giúp giảm căng thẳng.
4. Giúp điều chỉnh các triệu chứng tiểu đường
Sử dụng hàng ngày 100 mg chiết xuất lá mãng cầu trên 1kg cân nặng có thể giúp cải thiện chuyển hóa glucose.
Người ta đã làm nghiên cứu trên chuột việc điều trị kéo dài trong 28 ngày, kết quả làm giảm nồng độ glucose trong máu và nồng độ creatinine huyết thanh. Nó cũng cân bằng hoạt động của các men gan (AST, ALT, v.v.). Mức tổng cholesterol và triglyceride cũng được phục hồi.
5. Đặc tính chống vi-rút
Chiết xuất lá mãng cầu có các đặc tính chống vi-rút. Chúng gây cản trở sự sao chép của HIV-1 trong tế bào chủ. Ngoài ra, các chất chiết xuất này giữ cho virus không bám vào tế bào chủ. Các chiết xuất vỏ và thân cây của cây mãng cầu cũng được ghi nhận là có tác dụng chống lại virus herpes simplex.
6. Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Lá mãng cầu cũng có tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm. Chúng ức chế sự phát triển của Streptococcus mutans , Streptococcus mitis, Porphyromonas gingivalis và Candida albicans. Những chủng này là nguyên nhân gây viêm nha chu, viêm nướu và các bệnh răng miệng khác. Ngoài ra, người ta còn nghiên cứu thấy chúng còn có khả năng chống lại nấm Candida albicans.
Một số tác dụng phụ cần lưu ý
Có thể gây ra rối loạn chức năng thần kinh
Cây mãng cầu và lá của nó có chứa chất ancaloit, chất này có thể gây ra rối loạn chức năng thần kinh và thoái hóa ở những người mắc hội chứng Parkinson.
Có thể hạ huyết áp quá nhiều
Cây và lá của nó cũng có thể hạ huyết áp quá nhiều. Do đó, những người dùng thuốc hạ huyết áp phải thận trọng. Mặc dù chưa có khuyến cáo nào về liều lượng nhưng chúng ta vẫn nên lưu ý.
Hầu hết các nghiên cứu về lá mãng cầu đã được thực hiện trên động vật và cần nhiều nghiên cứu trên người để đưa ra kết luận thật sự. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi dùng lá mãng cầu xiêm và lưu ý không nên ăn sống, cách tốt nhất là nên dùng chúng dưới dạng trà.
Theo DNVN
"https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-cong-dung-dang-ngac-nhien-cua-la-mang-cau-xiem/20200224042200180"