Năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước tăng 9% so với năm 2023. Đáng chú ý, bán lẻ hàng hóa luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, đạt 78% năm 2023 và đạt 77% năm 2024 với xu hướng tăng trưởng ổn định qua các năm.
Cùng với đó, quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2024 đã sớm đạt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Một số yếu tố tác động tích cực đến thị trường bán lẻ và tiêu dùng trong thời gian qua có thể kể đến như: (1) Nhu cầu tiêu dùng trong nước phục hồi, (2) Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 15,8 triệu lượt người, tăng 41% so với thời điểm năm 2023 (Cập nhật số liệu mới nhất: hết năm 2024 tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 17.6 triệu lượt người), (3) Khách du lịch nội địa tăng 6,3% đạt 19,6 triệu lượt người, theo đó góp phần lan tỏa tích cực đến kết quả hoạt động của một số ngành kinh tế có tác động trực tiếp đến tiêu dùng Việt Nam.
Điểm sáng của ngành bán lẻ năm 2024 là các doanh nghiệp đã đưa ra các chiến lược ưu tiên nhằm tái định vị hoạt động. Theo khảo sát,, có hơn 79% số doanh nghiệp chọn bán hàng đa kênh. Và các doanh nghiệp cũng đã đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao kiểm soát chất lượng đầu vào (tăng 22.6% so với cùng kỳ năm 2023).
Cùng với đó là tăng cường liên kết với các thành viên trong chuỗi cung ứng, nhà sản xuất và nhà cung cấp chuỗi logistic nhằm hướng tới mục tiêu bền vững và ổn định. Bên cạnh đó, hạ tầng thương mại cũng được quan tâm, đặc biệt là phân khúc thị trường nông thôn, giúp người dân mua sắm thuận tiện, văn minh thương mại và đảm bảo an toàn.
Bước qua năm 2025, ngành tiêu dùng và bán lẻ tại Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục phục hồi và phát triển mạnh mẽ nhờ tác động tích cực từ các yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước.
Trong nước, kinh tế tăng trưởng ổn định giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trung bình cao (khoảng 6-7%), tạo cơ hội cho việc gia tăng thu nhập và chi tiêu của người dân; Cùng với đó là quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng mạnh mẽ cũng góp phần tăng cường tiêu dùng tại các thành phố lớn cũng như khu vực nông thôn.
Cơ cấu doanh số trẻ: với hơn 60% là dân số trong độ tuổi lao động và tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, nhu cầu chi tiêu cho các sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ tiện ích sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lối sống hiện đại hóa và sự gia tăng nhận thức về sức khỏe, tiện nghi cũng sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong các lĩnh vực như thực phẩm hữu cơ, sản phẩm công nghệ, và giải trí.
Đầu tư nước ngoài vào ngành bán lẻ: các Tập đoàn bán lẻ quốc tế như AEON, Central Group và Lotte đang đầu tư mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam, giúp mang lại nhiều lựa chọn và tiêu chuẩn mới cho người tiêu dùng. Đồng thời, các doanh nghiệp nội địa như WinMart, Thế Giới Di Động cũng không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng và mở rộng hệ thống.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử: thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt giá trị hàng tỷ USD vào năm 2025, nhờ sự mở rộng của các nền tảng lớn như Shopee, Lazada, và Tiki, cùng với sự tham gia của các thương hiệu quốc tế. Cùng với đó, xu hướng mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt đang tiếp tục chiếm ưu thế, đặc biệt khi cơ sở hạ tầng thanh toán và logistic được cải thiện.
Sự phát triển của mô hình bán lẻ hiện đại: Các mô hình bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, và trung tâm thương mại tiếp tục mở rộng, đáp ứng nhu cầu mua sắm nhanh chóng và tiện lợi. Sự kết hợp giữa trải nghiệm truyền thống và công nghệ số sẽ trở thành xu hướng nổi bật trong tương lai.
Xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững: Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường, bao bì tái chế và các thương hiệu có trách nhiệm xã hội. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp tập trung vào phát triển sản phẩm bền vững và xây dựng thương hiệu dựa trên giá trị cộng đồng.
Tình hình kinh tế toàn cầu: sự phục hồi của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc sẽ tác động đến nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu Việt Nam. Sự phục hồi của các thị trường lớn này sẽ giúp duy trì nhu cầu tiêu dùng trên thị trường quốc tế, từ đó gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến Việt Nam.
Động thái giảm lãi suất của FED sẽ hỗ trợ tích cực tâm lý tiêu dùng.
Các gói kích cầu kinh tế của Trung Quốc dự kiến sẽ tác động trong năm 2025, từ đó sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trở lại của người dân.
Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, hệ thống bán lẻ trong nước đã và đang đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức lớn. Do đó, việc phát triển hệ thống bán lẻ cần hướng đến mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển các mô hình bán lẻ hiện đại, trong đó đầu tư tập trung vào các mô hình bán lẻ đa kênh, tăng cường trải nghiệm người tiêu dùng.
Có thể thấy xu hướng của thị trường bán lẻ năm 2025 và các năm tiếp theo sẽ là sự kết hợp giữa công nghệ, tính bền vững và việc cá nhân hóa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Thực tế này không chỉ tái cấu trúc lại thị trường bán lẻ mà còn tạo ra cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào bắt kịp các xu hướng này, đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc sẽ chiếm ưu thế lớn trong cạnh tranh.
Doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội để phát triển
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, và nắm bắt được những cơ hội kinh doanh PGT Holdings (HNX: PGT) đã và đang triển khai 1 ứng dụng an toàn và thân thiện với khách du lịch đến với đất nước Nhật Bản đó là "Tax Free Online.jp". "Tax Free Online.jp" _dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Trong khuôn khổ hợp tác của Công ty Cổ Phần PGT Holdings và Công ty Cổ Phần IENT.
Chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng Việt Nam có thể đặt hàng đặt hàng ở bất kỳ nơi nào, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian cho việc mua sắm trong lúc du lịch tại Nhật và có thể mua hàng với giá rẻ hơn. Bớt đi các rắc rối về giấy tờ khi muốn hoàn thuế tại các sân bay, không cần phải khiêng vác nặng nề cản trở việc vui chơi tham quan các khu du lịch vì đã có dịch vụ giao nhận hàng tại khách sạn trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, nhà khách, sân bay, xe cho thuê, mọi thủ tục đã được xử lý nhanh gọn bằng hình thức trực tuyến.
Khi người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn mua các sản phẩm. Họ có thể truy cập bất kỳ các sản phẩm nào để tham khảo, xem hình ảnh, đọc các nội dung về sản phẩm cung cấp, từ đó tiến hành tạo đơn đặt hàng và chờ chuyển phát hàng hóa trực tiếp đến tận nơi mà không cần phải lo về vấn đề bảo quản hàng hóa và mang vác khi đi du lịch tại Nhật. Đặc biệt, bạn cũng có thể mua các sản phẩm địa phương từ những khu vực mà bạn chưa đến. PGT Holdings và IENT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, công ty CTCP PGT SOLUSTIONS (PGTS)_công ty con của PGT Holdings hiện đang được xây dựng trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, cung cấp người nhân lực đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.
Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…
Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.
Quay trở lại TTCK, chốt phiên giao dịch ngày 9/1, VN-Index dừng ở mức 1245,77 điểm, giảm 5,25 điểm (0,42%); VN30-Index giảm 5,83 điểm (0,44%), về mức 1310,8 điểm. HNX-Index tăng 0,07 điểm (0,03%), dừng ở mức 221,94 điểm trong khi HNX30-Index giảm 1,32 điểm (0,29%), về 459,34 điểm.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured