HNX-Index tăng 3,15 điểm lên 227,89 điểm; toàn sàn có 134 mã tăng, 54 mã giảm và 48 mã đứng giá. UPCOM-Index tăng 1,19 điểm lên 80,16 điểm; toàn sàn có 231 mã tăng, 118 mã giảm và 73 mã đứng giá.
Về khối lượng giao dịch cả 3 sàn đạt hơn 16.000 tỷ đồng; trong đó, khối lượng giao dịch trên sàn HOSE tương ứng hơn 14.484 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 213,86 tỷ đồng.
Với nhìn nhận lực lượng lao động tay nghề cao, hệ thống các hiệp định thương mại và những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Chuyên trang kinh tế và tài chính của Thuỵ Sĩ thì nhận định: Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất ở khu vực Đông và Đông Nam Á, được hỗ trợ bởi các nỗ lực tự do hóa kinh tế của Chính phủ và sự hội nhập ngày càng sâu vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Có thể thấy, trước các bất ổn kinh tế - chính trị trên phạm vi toàn cầu, việc các nhà đầu tư và tổ chức quốc tế vẫn giữ vững niềm tin vào sức mạnh nội tại và tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam là hết sức tích cực.
Cải thiện môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng
Trong trung và dài hạn, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài khuyến nghị Việt Nam nên tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng, đồng thời duy trì thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bà Mary Tarnowka - Giám đốc Điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) nhận định: "Để đảm bảo rằng Việt Nam tiếp tục giữ vững tính cạnh tranh cần phải có môi trường đầu tư mạnh, có luật lệ công bằng, minh bạch trong quá trình phê duyệt và mở rộng đầu tư. Ngoài ra tôi cho rằng, việc thực hiện kịp thời các chính sách thúc đẩy kinh tế kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong việc khai thông tiềm năng và giúp Việt Nam duy trì sức hấp dẫn đối với dòng vốn FDI".
"Với những dữ liệu hiện có, dự đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay và có thể là một lần nữa vào năm 2023. Lạm phát cơ bản của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát. Quan trọng là ổn định kinh tế vĩ mô một cách thận trọng, giữ cho con thuyền kinh tế hoạt động ổn định và vững tay lái
Bà Era Dable-Norris - Trưởng Đoàn giám sát của IMF về Kinh tế vĩ mô, Tài chính, Tiền tệ đánh giá: "Thời gian tới, rõ ràng sẽ có rất nhiều sự bất ổn về các yếu tố bên ngoài nên điều kiện tài chính, chính sách tiền tệ của các nước lớn sẽ thắt chặt hơn. Các đối tác thương mại của Việt Nam sẽ ít nhiều có sự tăng trưởng chậm lại. Ưu tiên với Việt Nam vẫn là đảm bảo ổn định giá cả trong nước, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô".
Hợp tác chặt chẽ giữa lĩnh vực công và tư sẽ giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trước tác động của bối cảnh thế giới.
Tại TTCK: Trở lại vùng giá trước thời điểm dịch COVID-19
Sau gần 3 năm, VN-Index quay trở lại vùng giá 1.000-1.030 điểm, tương ứng đỉnh giá cao nhất năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Có nên bắt đáy?
Tại tuần đầu của tháng 10/2022, thanh khoản trong tuần qua (Từ 3/10 - 7/10-) giảm nhẹ so với tuần giảm trước đó nhưng vẫn xấp xỉ mức trung bình của 20 tuần gần nhất, cho thấy áp lực bán vẫn là khá mạnh.
Nhưng điểm đáng chú ý là trong phiên giao dịch cuối tuần, thanh khoản bất ngờ tăng vọt và với cây nến rút chân nhẹ thì có thể thấy là cầu bắt đáy bắt đầu xuất hiện.
Như vậy sau gần đúng 3 năm, VN-INDEX lại quay trở lại vùng giá 1.000-1.030 điểm tương ứng đỉnh giá cao nhất năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Xu hướng giá và tâm lý của thị trường hiện tại đang khá tương đồng với tuần giảm điểm mạnh tháng 3/2020. Vì vậy, có thể hy vọng thị trường sẽ dần phân hóa, áp lực bán giải chấp, rút vốn sẽ giảm dần trong từ 1-2 tuần tới tại vùng hỗ trợ đỉnh giá cao nhất năm 2019 là 1.000-1.030 điểm.
Trong ngắn hạn tâm lý thị trường vẫn rất bi quan, mức độ sợ hãi tương đương các thời điểm khủng hoảng. Xu hướng ngắn và trung hạn của VN-Index vẫn đang suy giảm và để thị trường có thể cân bằng trở lại thì các áp lực bán cần giảm bớt đồng thời diễn biến lãi suất, tỷ giá cũng cần ổn định trở lại.
"Nhà đầu tư vẫn nên duy trì tỷ trọng hợp lý, chờ thêm các thông tin mới về báo cáo quý 3/2022 của doanh nghiệp, cũng như xu hướng của thị trường chung cải thiện mới xem xét gia tăng thêm tỷ trọng đầu tư"
Đặc biệt, Việt Nam nằm trong số ít những nền kinh tế trên thế giới có mức tăng trưởng cao, lạm phát thấp, chất lượng tăng trưởng được đảm bảo. Điều này theo các chuyên gia kinh tế có được là do các chính sách điều hành đang phát huy hiệu quả và mang lại tác dụng tích cực.
Chia sẻ về góc nhìn đầu tư của tháng 10/2022, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo đưa ra quan điểm:
Nhà đầu tư vẫn nên duy trì sự thận trọng cao trong tuần giao dịch tới do rủi ro thị trường vẫn đang ở mức cao và dòng tiền trên thị trường vẫn chưa cho thấy sự khởi sắc đáng kể. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi ở mức giá cao, hạn chế sử dụng đòn bẩy và duy trì tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục ở mức vừa phải. Đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tận dụng những phiên tăng điểm để hạ dần tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu đầu cơ, có hệ số beta cao (hệ số đo lường biến động của cổ phiếu so với thị trường)."
Nắm bắt được những có hội trong tương lai của thị trường chứng khoán, PGT Holdings (HNX: PGT) đang vô cùng nỗ lực cho các dự án đang triển khai, và những kế hoạch mới sẽ được bật mí sớm nhất tới các nhà đầu tư.
PGT Holdings tin rằng, việc đưa ra những việc triển khai những dự mới cần có những con số cụ thể thực tế để các nhà đầu tư so sánh và nhận định, chính là quyền lợi của nhà đầu tư và trách nhiệm của của công ty. Sự kỳ vọng của nhà đầu tư chính là động lực để công ty nỗ lực hơn nữa để giúp đạt được thành quả xứng đáng mà các nhà đầu tư mong đợi từ tiềm năng dài hạn của PGT. Công ty tin rằng thành quả nào cũng thu về những trái ngọt, sự kỳ vọng tiềm năng nào cũng sẽ có những điểm sáng trong tương lai.
Do đó, mã cổ phiếu PGT là một gợi ý đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và lựa chọn trong bối cảnh này.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 14/10/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,700 VNĐ, và tiếp tục từng bước phục hồi trong thời gian tới.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured