Theo đó, hiện nay lãi suất tái cấp vốn từ 5%/năm giảm xuống 4,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm xuống 3%/năm, lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở giảm từ 3,5%/năm xuống 3%/năm.
Ngoài ra, trần lãi suất tối đa với tiền gửi VND giảm xuống 0,2%/năm với kỳ hạn một tháng, 4,25% với kỳ hạn 1 - 6 tháng. Trần lãi suất cho vay với các lĩnh vực ưu tiên cũng giảm.
Tính từ đầu năm đến nay đã có 2 lần Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành.
Thực tế, động thái này đã có tác động ngay tới các doanh nghiệp khi loạt lãi suất điều hành hạ thì lãi suất cho vay có cơ sở giảm, giúp các DN có điều kiện tiếp cận nguồn vốn giá rẻ.
Không chỉ được giãn nợ mà hiện nhiều doanh nghiệp còn được các ngân hàng giảm cả lãi suất cho vay. Thậm chí, hiện nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận được với mức lãi suất thấp hơn cả lãi suất mà các ngân hàng đang huy động 1 năm.
Theo Ngân hàng Nhà nước tính đến đầu tháng 5, đã có hơn 1 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng thực hiện giảm lãi suất cho hơn 260 nghìn doanh nghiệp. Cơ cấu lại nợ cho trên 215 nghìn doanh nghiệp với số tiền lên tới 130 nghìn tỷ đồng. Số tiền này đã và đang đi thẳng tới các doanh nghiệp để giúp họ trụ vững và hồi phục sản xuất kinh doanh.
Việc giãn nợ và giảm lãi suất cho các doanh nghiệp đang được các ngân hàng thực hiện thế nào? Có hay không nguy cơ hạ chuẩn tín dụng để dẫn đến nợ xấu? Và việc giảm lãi suất huy động tiền gửi VNĐ có khiến dòng tiền chảy vào ngân hàng vốn đang chậm lại có nguy cơ hao hụt thêm?
Theo DNVN
"https://doanhnghiepvn.vn/doanh-nghiep/hon-1-trieu-ty-dong-giam-lai-suat-cho-doanh-nghiep/20200514093623046"