Fed tăng lãi suất, nhà đầu tư có nên bán tháo cổ phiếu?

10/03/2022 08:49

Với diễn biến của thị trường chứng khoán trong giai đoạn vừa qua, tác động từ việc Fed nâng lãi suất trong tháng 3 có thể đã được phản ánh phần lớn.

Hơn nữa, tương quan giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và chỉ số S&P 500 (Standard & Poor’s 500 Stock Index – dựa trên vốn hoá thị trường của 500 công ty có giao dịch trên sàn chứng khoán Mỹ) chứng khoán Mỹ khá thấp.

photo-1646838682688

Fed tăng lãi suất đã phản ánh như thế nào vào thị trường chứng khoán Việt Nam?

Trong tháng 3 này, các yếu tố rủi ro thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đối mặt là chính sách lãi suất của Fed. Áp lực đối với đồng VND đã phần nào xuất hiện trong thời gian qua, khi đồng USD có xu hướng mạnh lên ở thị trường quốc tế cũng như nguồn cung ngoại tệ chưa hồi phục do cán cân thương mại nhập siêu (2 tháng đầu năm ước tính 0,9 tỷ USD) và giai đoạn cao điểm nguồn kiều hối đã qua.

Tuy nhiên, cán cân thương mại sẽ nhanh chóng được cải thiện khi xuất khẩu hồi phục và giúp đồng VND duy trì được sức mạnh của mình.

Với diễn biến của thị trường chứng khoán trong giai đoạn vừa qua, tác động từ việc Fed nâng lãi suất trong tháng 3 có thể đã được phản ánh phần lớn. Các chuyên gia chứng khoán còn cho rằng thị trường trong tháng 3 tình hình căng thẳng giữa Nga - Ukraine có thể sẽ chưa chấm dứt.

Bên cạnh đó, một vấn đề được quan tâm hiện tại là việc giá cả hàng hoá leo thang, cụ thể là đà tăng của giá dầu có thể ảnh hưởng tới lạm phát của Việt Nam và từ đó tác động đến thị trường chứng khoán. Tuy nhiên dưới góc nhìn dài hạn, chuyên gia cho rằng việc giá dầu tăng chỉ diễn ra trong ngắn hạn và không tác động quá lớn đến nền kinh tế. Nhìn về lịch sử, các yếu tố liên quan đến chiến tranh xung đột không thể khiến duy trì ở mức cao quá lâu.

Đặc biệt, lạm phát Việt Nam trong hai năm vừa qua có sự tương quan với Trung Quốc nhiều hơn là Mỹ. Với tốc độ phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, ước tính lạm phát tại quốc gia này chỉ dao động ở mức 2%-3%, thấp hơn nhiều so với mức lạm phát tại Mỹ.

Do đó, mức lạm phát tại Việt Nam có thể tăng, song kịch bản về lạm phát và những tác động đến thị trường chứng khoán được đưa ra.

Trong kịch bản cơ sở, lạm phát duy trì ở dưới mức 4% - 4,5% khi căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt trong quý 2 khiến giá hàng hoá có xu hướng giảm. Theo đó, tăng trưởng tín dụng được duy trì cao hơn khoảng 14% giúp lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng ít nhất 25% và lợi nhuận toàn thị trường tăng tương ứng 25%. Vị chuyên gia cho rằng khả năng kịch bản này xảy ra khoảng 75%. môi trường đầu tư vẫn thuận lợi khi việc nới lỏng chính sách tiền tệ hỗ trợ phát triển kinh tế vẫn được duy trì.

Về định giá, hệ số P/E 2022 của VN-Index năm 2022 hiện ở mức 14,2 lần, mức định giá này đang hấp dẫn hơn so với hầu hết các thị trường trong khu vực.

Lạm phát tăng cao sẽ khiến tăng trưởng tín dụng bị ảnh hưởng giảm về khoảng 12%. NIM (Biên lãi ròng là thước đo chênh lệch giữa thu nhập và số tiền lãi phải trả cho người cho vay của ngân hàng/ các tổ chức tài chính) bị ảnh hưởng vì các ngân hàng thương mại vẫn có thể chuyển phần tăng lãi suất huy động sang cho người đi vay thông qua việc tăng lãi suất cho vay. Điều này sẽ khiến tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng và lợi nhuận toàn thị trường bị ảnh hưởng. Khi đó, nhà đầu tư cần xem xét cơ cấu tỷ trọng danh mục đầu tư hợp lý.

Trong kịch bản tệ hơn khi căng thẳng địa chính trị không sớm có hồi kết, giá hàng hoá tiếp tục leo thang cộng thêm rủi ro thiên tai làm ảnh hưởng đến giá lương thực có thể khiến lạm phát ở mức trên 6%. Lạm phát tăng cao sẽ khiến tăng trưởng tín dụng giảm do cơ quan quản lý siết lại chính sách cộng với nhu cầu vay giảm do lo ngại bất ổn vĩ mô tăng cao.

Tuy kịch bản này khó xảy ra, song chuyên gia cho rằng nhà đầu tư cần thận trọng và xem xét hạ tỷ trọng cổ phiếu bởi rủi ro tăng cao khi lạm phát vượt quá tầm kiểm soát cộng với việc thắt chặt tiền tệ.

Các yếu tố tích cực có thể tác động đến thị trường trong tháng 3 bao gồm: kết quả kinh doanh sơ bộ Q1/2022; kế hoạch định hướng năm 2022 trong mùa Đại hội cổ đông đang đến gần.

Về góc nhìn kỹ thuật, chỉ số VN-Index hiện đang trong trạng thái đi ngang giữa vùng kháng cự 1.512 điểm và vùng hỗ trợ 1.470 điểm. Vùng 1.470 điểm là mốc hỗ trợ quan trọng, nếu chỉ số VN-Index giữ vùng hỗ trợ này đi cùng với thanh khoản cải thiện dần thì đây là tín hiệu gia tăng tỷ trọng cổ phiếu với kỳ vọng chỉ số sẽ kiểm lại vùng đỉnh cũ 1.537 điểm.

Một mã cổ phiếu giá trị tiềm năng có thể tham khảo dành cho các nhà đầu tư có thể kể đến PGT Holdings (PGT: HNX). PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Với việc doanh nghiệp PGT được tái cơ cấu từ năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Trong bối cảnh thị trường vẫn có thể rung lắc trước diễn biến khó lường của thị trường chứng khoán thế giới, cùng những tác động khách quan từ lãi suất Fed nhà đầu tư hạn chế lướt sóng và cơ cấu danh mục với tỷ trọng hợp lý có thể chịu được các biến động trong ngắn hạn. Về danh mục, có thể duy trì nắm giữ hoặc tập trung vào nhóm cổ phiếu có nền tảng tốt hưởng lợi từ giá hàng hóa và xuất khẩu như: nhóm Thép, Phân bón, Thủy sản, Dệt may, Bất động sản, M&A, Bán lẻ… hoặc các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ sự mở cửa của nền kinh tế như hàng không, du lịch.

Khép lại phiên giao dịch ngày 9/3, VN-Index tăng 0,03 điểm (0,00%) lên 1.473,74 điểm, HNX-Index giảm 1,29 điểm (0,29%) xuống 444,60 điểm.

Song song với những diễn biến giằng co điểm số từ thị trường, khép lại phiên giao dịch hôm nay 9/3 cổ phiếu PGT lại giữ nguyên mức giá và giao động ở mốc điểm tham chiếu 10,200 VNĐ. Đóng cửa giao dịch mã cổ phiếu PGT khớp lệnh thành công 15,823 cổ phiếu, giao động ở mức giá 10.200 – 11.200 VNĐ.

photo-1646838687027

Cổ phiếu PGT Holdings ngày 9/3/2022

PGT Holdings tin rằng với những tín hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh cùng sự cầm quân của CEO _ông Kakazu Shogo đã có 10 năm kinh nghiệm trong thị trường Việt Nam sẽ định hướng tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV