Theo đó, đến năm 2025, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực đóng góp 40-50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố. Cùng với nỗ lực của doanh nghiệp, Hà Nội đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm đưa công nghiệp chủ lực là thế mạnh của kinh tế Thủ đô. Tổng kinh phí dự kiến là 200 tỷ đồng.
Mục tiêu của kế hoạch nhằm thu hút sự tham gia của 100-120 doanh nghiệp, với khoảng 150-180 sản phẩm được thành phố công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố giai đoạn 2021-2025
Để đạt được mục tiêu, thành phố sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp; tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm, kết hợp mời các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối quốc tế lớn đến tham quan, kết nối và đưa sản phẩm công nghiệp chủ lực vào các chuỗi cung ứng toàn cầu...
Đặc biệt, vấn đề cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ tiếp tục được ưu tiên bằng việc giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xây dựng, hải quan, thuế, đầu tư... theo hướng tạo thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp. Đồng thời, thành phố tập trung đôn đốc tiến độ thành lập, xây dựng và hoàn thiện các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn để tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo sự liên kết với các địa phương trong Vùng Thủ đô.
Theo Hà Trần
"https://thuonghieucongluan.com.vn/dua-cong-nghiep-chu-luc-la-the-manh-cua-kinh-te-thu-do-a115666.html"