Doanh nghiệp “phất lên” từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

22/02/2022 11:07

Năm 2021 là một năm "không có nhiều điểm nhấn" với cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), khá trái ngược với sự sôi động của thị trường chứng khoán.

photo-1645453262332

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần bằng cách bán cổ phần cho cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài.

Kỳ vọng mới

Số liệu từ Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho thấy chỉ có 3 DNNN được CPH trong năm 2021; số doanh nghiệp chưa hoàn thành CPH theo kế hoạch lên tới 89 đơn vị.

Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được kỳ vọng sẽ tăng tốc trong năm nay 2022. Bởi vì đến nay, hệ thống cơ chế chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn đã được ban hành đầy đủ, trong đó đã quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung như về điều kiện cổ phần hóa gắn với phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Trong số những doanh nghiệp thuộc đối tượng CPH, thoái vốn, những tên tuổi đáng được mong đợi nhất là Tập đoàn Bảo Việt (BVH). Theo kế hoạch, Bộ Tài chính sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại BHV từ 71% xuống dưới 65%, do bảo hiểm không phải lĩnh vực mà Nhà nước nắm giữ từ 65% trở lên.

Ở nhóm doanh nghiệp chưa lên sàn, Mobifone, Satra, Saigon Tourist là những cái tên sáng giá IPO tương lai. Nếu như Mobilfone được chờ đợi từ lâu, thì Satra được đánh giá rất cao do Nhà nước dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu từ 100% xuống còn 50%. Hơn nữa, đây là doanh nghiệp cung ứng thực phẩm, phân phối và bán lẻ có giá ở Việt Nam.

Theo các chuyên gia tài chính cho rằng tuy trong năm 2022 Chính phủ không bị áp lực cao về thu hồi vốn Nhà nước để "tiêu ngay" khi gói hỗ trợ gần 350 nghìn tỷ đồng đã được thông qua, nguồn lực huy động cũng như các dư địa sẽ được khai thác ở cả tiền tệ - tài khoá một cách phù hợp; song hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước vẫn cần được đẩy mạnh. "Điều đó không chỉ đảm bảo kế hoạch đã đề ra, mà còn là phương án đổi mới, sắp xếp, nâng cao chất lượng quản lý; đồng thời góp phần tăng chất lượng hàng hóa của thị trường chứng khoán, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư".

Doanh nghiệp "phất lên" từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

PGT Holdings có một xuất phát điểm là tiền thân của Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Với định hướng của Ban quản trị mới, năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

PGT Holdings_doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững

Phát triển bền vững đang là hướng đi tích cực mà bất kỳ doanh nghiệp ở quy mô nào đều muốn hướng đến. Thực tế cho thấy, lợi ích của phát triển bền vững đối với doanh nghiệp phải kể đến về thương hiệu, hiệu quả khai thác tác nguyên, giảm thiểu chi phí, và các vấn đề môi trường xã hội.

Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

photo-1645453266493

PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các dự án hợp tác phát triển khác nhau được triển khai tại Việt Nam, Myanmar và Nhật Bản. PGT Holding đã tìm ra cách tiếp cận tích hợp mới nhằm hỗ trợ các đối tác các bên liên quan chính cải thiện năng suất, điều kiện làm việc và quan hệ lao động. Nhằm gắn kết mối quan hệ hợp tác dài lâu hơn. Thông qua những bước đi đúng đắn song song cùng việc hiện mục tiêu phát triển bền vững PGT đã vượt qua thách

photo-1645453270121

Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất

Trong báo cáo kinh doanh gần nhất, PGT Holdings tiếp tục báo lãi trong quý 4/2021. Đó là một thông tin không quá bất ngờ cho các nhà đầu tư, khi rất nhiều dự báo trước đó đã nhận định. Kết quả là quý 04 năm 2021, PGT đã thoát lỗ so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận lãi ròng hơn 597 triệu đồng.

Trong lĩnh vực chứng khoán, cổ phiếu PGT của doanh nghiệp, ngày 18/2/2022, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng - đã bán thành công 969,301 cổ phiếu. Cùng ngày Công ty TNHH Thương mại Đầu tư HaLo cũng đã chốt lệnh thành công mua 700,000 cổ phiếu PGT. Một lần nữa khẳng định vai trò của cổ phiếu PGT vô cùng có sức hút với các nhà đầu tư. Các chuyên gia chứng khoán nhận định cổ phiếu PGT ngày càng phản ánh đúng giá trị phát triển đầy tiềm năng của doanh nghiệp

Khép lại phiên giao dịch ngày 21/2/2022, VN-Index tăng 6 điểm (0,40%) lên 1.510,84 điểm, HNX-Index tăng 5,38 điểm (1,24%) lên 440,99 điểm, UPCoM-Index tăng 0,95 điểm (0,84%) lên 113,67 điểm.

Song song với diễn biến của thị trường cổ phiếu PGT cũng có một phiên tăng điểm nhẹ. Đóng cửa ngày 21/2 cổ phiếu PGT khớp lệnh thành công 12,425 cổ phiếu với giá đóng cửa 10,300 VNĐ.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

PV