Diễn biến dòng vốn ngoại vào Việt Nam trong tháng 9 và thời gian tới?

07/09/2023 07:58

Kết phiên giao dịch ngày 5/9, VN-Index tăng 10,93 điểm (0,89%), đóng cửa ở mức 1234,98 điểm. HNX-Index tăng 2,53 điểm (1,01%) lên mức 252,28 điểm. UPCoM tăng 0,97 điểm (1,04%) lên mức 94,29 điểm. Giá trị giao dịch trên cả ba sàn đạt mức 27,687 tỷ đồng tương ứng với 1,26 tỷ cổ phiếu. Trong đó VN-Index là 24,585 tỷ đồng với 1,09 tỷ cổ phiếu, HNX-Index là 2,280 tỷ đồng với 117 triệu cổ phiếu, UPCoM là 857 tỷ đồng với 57 triệu cổ phiếu.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 396 tỷ trong phiên giao dịch khớp lệnh sàn HOSE.

dien-1694048271.png

Kể từ tháng 7/2023, thị trường chứng khoán toàn cầu đã chứng kiến sự trở lại tích cực hơn của dòng tiền đầu tư. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có sự tăng trưởng tích cực. Thanh khoản tăng mạnh nhưng chủ yếu đến từ dòng tiền nội. Hiện cơ quan quản lý cũng đang thực hiện nhiều giải pháp, đặc biệt trong việc thúc đẩy nỗ lực nâng hạng thị trường giúp thu hút thêm dòng vốn quốc tế vào thị trường Việt Nam.

Diễn biến dòng vốn tại toàn cầu và thị trường Việt Nam

Theo số liệu đã tổng hợp GDP Quý 2/2023 của các nền kinh tế đầu tàu thế giới như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, đều cho thấy tốt hơn so với kỳ vọng của thị trường. Các tổ chức quốc tế lớn, gồm WB, IMF, OECD đã điều chỉnh dự báo GDP toàn cầu lên cao hơn và lạc quan hơn trong năm 2023. Đây là một kịch bản khá tích cực vì trước đó thị trường vẫn lo ngại về suy thoái kinh tế sẽ xảy ra trong năm nay. Đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia tin rằng hầu hết các nền kinh tế đang có dấu hiệu cải thiện và bắt đầu đi lên từ đáy. Tuy nhiên, cũng cần hết sức lưu ý về nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Còn tại các thị trường mới nổi, tuy đã có sự cải thiện nhưng chưa đáng kể. Giới đầu tư kỳ vọng với dự báo nền kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ giúp dòng tiền tích cực hơn tại các thị trường mới nổi và Việt Nam.

Theo các chuyên gia trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo cáo hơn mức trung bình của khu vực và thế giới, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá ổn định cùng các chính sách hỗ trợ kinh tế đang được đẩy mạnh sẽ giúp thúc đẩy dòng vốn ngoại gia tăng vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới.

Các chuyên gia ngoại chia sẻ: Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phục hồi khá tốt trong giai đoạn vừa qua, nhờ những kỳ vọng lạc quan từ việc giảm lãi suất điều hành của Chính phủ và các giải pháp khơi thông nguồn vốn từ ngân hàng đến doanh nghiệp. Giá trị giao dịch trong tháng 8 đã tăng mạnh và đạt bình quân khoảng 1 tỷ đô la Mỹ mỗi phiên (tăng gần gấp đôi so với trung bình từ tháng 1 đến tháng 5).

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến việc các nhà đầu tư nước ngoài có thể hạn chế đầu tư cũng như tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Tăng trưởng tín dụng chậm cho thấy doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn mới. Lũy kế từ đầu năm đến nay, tăng trưởng tín dụng chỉ mới đạt 4,39% so với mức mục tiêu 14% của Chính phủ. Ngoài ra, những rủi ro kinh tế từ phía Trung Quốc cũng sẽ tác động lên tình hình tỷ giá đồng Việt Nam.

Nhưng về trung và dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được hỗ trợ bởi nhiều điểm sáng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ vượt mức trung bình của khu vực và thế giới. Tỷ giá và lạm phát ổn định, kỳ vọng đạt mục tiêu của Chính phủ cũng là những yếu tố quan trọng thu hút dòng vốn ngoại. Cùng với đó, việc tầng lớp trung lưu đang tăng lên, dự báo vượt hơn 50% vào năm 2035 sẽ tạo ra nhu cầu đầu tư. Chúng tôi tin tưởng rằng sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong dài hạn là rất hứa hẹn.

Trong năm 2023, Chính phủ Việt Nam quyết tâm đạt mức mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm là 6,5%. GDP trong nửa đầu năm nay chỉ đạt 3,7% và như vậy, cần đạt mức tăng trưởng lên tới 9% trong nửa cuối năm. Để đạt được mức đó, chúng tôi kỳ vọng yếu tố đầu tư công sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ tiếp tục tháo gỡ nút thắt cho ngành bất động sản, cũng như các tổ chức phát hành trái phiếu, nhờ đó niềm tin của nhà đầu tư đã được cải thiện.

Trong khi đó, chính sách tiền tệ được kỳ vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa ổn định tỷ giá và giảm lãi suất cho vay. Nhờ chất xúc tác nêu trên, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ở hầu hết các ngành sẽ tích cực trong nửa cuối năm 2023, việc cải thiện được EPS trong hai quý tới sẽ đưa P/E về mức hấp dẫn hơn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam là 1 trong những kênh đầu tư hấp dẫn

Dòng vốn FDI mang nhiều tín hiệu tích cực, trong 7 tháng đầu năm đạt hơn 16 tỷ USD, tăng 4,5%. Điều này cho thấy niềm tin vững chắc của các đối tác, đặc biệt là các đối tác truyền thống như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… vào nền kinh tế của Việt Nam trong dài hạn.

Tuy nhiên, về dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FII liên quan nhiều tới các thương vụ M&A thì trong năm nay, chúng ta vẫn chưa thấy có thương vụ lớn nào khác ngoài thương vụ của VP Bank vừa qua. Áp lực từ lãi suất USD neo cao như tôi đã đề cập ở trên, cùng với tiến trình cơ cấu lại thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản trong thời điểm hiện tại đã khiến dòng vốn FII chững lại. Triển vọng trong năm 2024 có thể sẽ tốt hơn nhiều, một số thương vụ có thể kỳ vọng bao gồm việc tăng vốn của các ngân hàng, hoạt động thoái vốn, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.

Còn trong ngắn hạn, khi mùa công bố báo cáo kết quả kinh doanh Quý 2 qua đi, thị trường sẽ bước vào giai đoạn "vùng trũng" thông tin. Cùng với tác động của triển vọng khó đoán trên thế giới, dòng vốn ngoại có thể sẽ tạm dịch chuyển khỏi các thị trường mới nổi. Vì vậy, dòng tiền trong nước sẽ vẫn là yếu tố dẫn dắt chủ đạo trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế thế giới trở nên ổn định, dòng tiền sẽ quay lại các thị trường mới nổi và Việt Nam chắc chắn sẽ là điểm đến quan trọng của dòng vốn ngoại.

Chia sẻ thêm về góc nhìn dài hạn của TTCK, CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ:

"Nền kinh tế và các cổ phiếu Việt Nam khi đã được chiết khấu một cách tương đối có thể trở thành một trong những kênh đầu tư hiệu quả của dòng tiền. Đây cũng chính là lý do dòng tiền nước ngoài đã bắt đầu giải ngân dần trở lại. Khi nền kinh tế tiếp tục duy trì yếu tố tăng trưởng như vậy, với góc nhìn dài hạn hơn trong TTCK, đó vẫn là một cơ hội rất tuyệt vời ở thị trường Việt Nam".

Thêm vào đó ông Kakazu Shogo luôn nhấn mạnh yếu tố cơ bản của doanh nghiệp là sự minh bạch về thông tin tới công chúng. "Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

Khép lại phiên giao dịch ngày 5/9/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,800 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV