Ngược dòng thời gian
Thời gian trôi nhanh quá, mới đó mà đã hơn 5 năm Bếp Hên hoạt động, với địa chỉ mới 47 Lê Hồng Phong, TP. Đà Nẵng, nhưng căn nhà và bày trí không thay đổi, vẫn là những hình ảnh của thập kỷ 60, 70. Điều đáng nói Bếp Hên hôm nay lại có trồng thêm hàng rau sạch đủ loại phía trước và một đứa con thứ hai “Chuyện nàng dâu” của Bếp Hên 2 đã đi vào hoạt động tháng 6/2019 cũng tròn một năm. Một không gian ấm cúng nằm hướng biển 45 An Thượng 4 - Bắc Mỹ An Đà Nẵng cho những ai đi xa về có thể dừng chân ghé 2 Bếp Hên để thưởng thức những món ăn mang đậm nét “chân chất” miền Trung-Việt Nam.
Ngay từ lúc dừng chân trước địa chỉ này, ánh mắt tôi như hút về hai câu hát “Chiều nay em đi câu cá. Về cho Má nấu canh chua” viết bằng phấn trắng trên nền bảng đen quen thuộc, hoặc “Ô ăn làng” hay “Nhà là Bố đồng tình cùng con lăn vào Bếp-Mẹ vừa nếm đã tươi cười ăn ngon được PHẾT”. Và một chút đồng cảm, một chút ấm lòng khi đọc dòng chia sẻ ghi nét chữ mộc mạc trên tường ở Bếp Hên: “Nhớ dáng mẹ lóc cóc trên chiếc xe đạp liêu xiêu, chở theo bao ước mơ và hoài bão về một thời kỳ tươi sáng cho tương lai của các con. Ước mơ của mẹ chất chứa trong những món ăn dung dị và đậm đà… mang sắc thái miền Trung đất Việt. Nhớ “mùi gỗ mục của cái bàn ăn, chiếc giường nhỏ sau những trận lụt nước xông thẳng vào nhà, nhớ chiếc lò xô với nồi cơm nửa khê nửa cháy... thế mà cơn đói bụng cũng “đánh chén hết.…”.
Hai địa điểm gợi nhớ không gian gia đình xưa cũ với bữa ăn “đoàn viên” thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước, làm cho chúng ta hồi ức lại những khoảng thời gian xa xưa mang nét dung dị và chân chất của người Việt Nam lúc bấy giờ. Không gian gia đình ấm cúng, thoải mái như được trở về nhà là những gì Bếp Hên muốn mang lại cho mỗi thực khách. Nguyễn Đắc Hải Duy, quê Quảng Trị, sinh ra và lớn lên trên mãnh đất TP “đáng sống” Đà Nẵng, được bố mẹ dạy dỗ nên người, cậu chủ quán thế hệ 8X vốn dĩ là xây dựng dân dụng đã từng khoác trên mình môn “tự nhiên” để áp dụng cho những công trình hạ tầng đô thị giao thông, thiết kế những ngôi nhà cao tầng làm đẹp cho “Môi trường”, cơ quan, nhà ở mà Hải Duy đã từng ấp ủ từ khi học trong ngôi trường Đại học kinh tế Đà Nẵng, không những ngành xây dựng mà anh Duy còn “vọc” qua nhiều lĩnh vực kinh doanh, như hạt điều, dầu nhờn… Anh cũng trải nghiệm qua nhiều năm vất vả, mỗi tháng, mỗi năm anh chi ra nhiều sản phẩm, nhưng thu tiền vào chẳng bao nhiêu.
Yêu nghề mình học nhưng lại chạy sang nghề ẩm thực
Vốn dĩ Ba cũa Anh Duy là một Nhà giáo, Nhà báo, ông lúc nào cũng muốn làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, phải có lòng đam mê và yêu nó, con người phải có một nghệ nhất định “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Chính vì vậy với Hải Duy lúc nào cũng muốn hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo chất lượng công trình.
Song do cơ chế thị trường, “lực bất tòng tâm” không thể chấp nhận khi làm xong công trình phải đi “đòi nợ” như đi xin, “khổ lắm nói mãi”. Thế là Duy phải từ bỏ, mặc dù bố mẹ và gia đình khuyên ngăn. Không biết có từ bao giờ và đã “thai nghén” một dự án Ẩm thực Việt kiểu gia đình truyền thống từ năm 2009, từ trong tâm tưởng mà lúc đó Duy vẫn đang làm nghề xây dựng và đeo đuổi theo nghề võ của Bác – Môn phái Taekwondo làm Huấn luyện viên đứng lớp đã thấm vào máu thịt khi Duy lúc còn là học sinh tiểu học cho đến bây giờ.
Tuy nhiên, phải đến đầu năm 2015, Duy mới tìm được mặt bằng phù hợp, một ngôi nhà được xây dựng từ những năm 80, 90 có lối kiến trúc quen thuộc, không giống ai. Để có được một không gian Bếp Hên ấm áp, gần gũi như hiện nay, Duy chăm chút từng viên gạch, từng góc nhà, cấy côi gần với con người mà tự tay Duy trang trí, tìm kiếm, góp nhặt, bày biện mọi thứ với ý tưởng của Duy là “ôn cố tri tân”, “tái hiện” không gian xưa gia đình Việt.
Là một quán ăn chủ yếu là cơm Việt, những món thức ăn Việt, nhưng với Bếp Hên không xa hoa, không kiểu cách như những quán ăn khác. Dường như mọi thứ đều rất quen thuộc với người Việt Nam và luôn ý nhị, bình yên. Mỗi góc quán, mỗi không gian được trưng bày theo từng chủ đề khác nhau, qua những vật dụng đặc trưng thời bao cấp, phong kiến…
Thực đơn ở Bếp Hên xoay quanh những món ăn gia đình Việt, gần 100 món như rau, củ, quả luộc, đậu hũ, rau dền, tía tô, rau cải muống, mắm chấm các loại, canh các loại, cá kho, chiên, thịt heo, bò, gà, súp và một số loại hải sản quen thuộc như tôm, mực... Ngoài vị đậm đà, thơm ngon, cách bài trí bữa ăn ở Bếp Hên khá mộc mạc với chén, đũa truyền thống được đặt làm từ các lò gốm nổi tiếng ở Bình Dương, Bát Tràng… Thế rồi, tháng 6/2019 Bếp Hên thứ 2 - chuỗi “Chuyện Nàng Dâu” ra đời nằm kề bờ biển Mỹ Khê (đấu nối với đường Võ Nguyên Giáp), nơi đây là khu phố đa phần dành cho người nước ngoài, đặc biệt “Chuyện Nàng Dâu” có thêm quầy cocktail (quầy chú hai) được chế biến sành nghệ của một tay anh Hiếu đã từng làm cho TP. Du Bai sau 10 năm trở về lại Việt Nam.
Bếp Hên một trong những nhà hàng được giới truyền thông trong và ngoài nước quan tâm, anh không muốn họ PR nhà hàng mình mà anh chỉ muốn giấu mình trong hai ngôi nhà thầm kín để cùng trảii nghiệm. Mới đây Tạp chí Los Angeles Time (Mỹ) đến Đà Nẵng và ghé đến Bếp Hên trong sự tình cờ, trong chuyên mục Travel á cũng đề cập đến Nhà hàng Bếp Hên luôn thân thiện, gần gũi với thực khách không những trong và ngoài nước khi họ đặt chân đến Nhà hàng mà điều trước tiên của ông chủ và nhân viên là sự chào đón niềm nở, ân cần tiếp đón sau đó là những món ăn hấp dẫn mang đậm nét Việt Nam mà Nhà hàng mang đến phục vụ họ…
Cảm nhận của Hải Duy rằng: Bếp Hên “Cơm mẹ nấu” như… Cái nhà… xinh xinh… toạ lạc trên đường Lê Hồng Phong số nhà 47 và “Chuyện Nàng Dâu” 45 An Thượng 4 Đà Nẵng. Khi chúng tôi hỏi anh Duy: Sao lại chọn nghề này? Anh cười và trả lời: …Cái ký ức ngày xưa ấy luôn thôi thúc mình nhớ… những bữa cơm gia đình, cơm Mẹ nấu chỉ rau luộc - cá kho… chỉ dưa cà – canh mướp nấu tôm… vậy mà ngon chi lạ… vậy mà cứ nhớ cứ thèm…Lại lần nữa… Từ cái nỗi nhớ không nguôi ấy… Chính mình lại tự tay… cóp nhặt từng miếng gỗ cũ, từng vật dựng xưa, từng chiếc bàn chiếc ghế in hằn dấu vết thời gian… từng khoảnh khắc của một thời kỳ khó khăn đã qua nhưng tràn đầy hy vọng và hoài bão cho một VIỆT NAM tươi sáng và bình yên. Nơi đây sẽ có vài dậu mồng tơi chen lấn với vài hàng chuối non… sẽ có những cây đèn dầu, vài chiếc thuyền con con và những chiếc ghế bàn liu xiu xưa cũ… sẽ có cả 1 khoảng trời ký ức xanh êm…và sẽ có mâm cơm với những món ăn gói ghém vị của GIA ĐÌNH… vị của VIỆT NAM… vị của tình “MẠ” nấu cho con ăn thuở còn thơ ấu. Các con ơi…"Về nhà có cơm!” Và Mạ bây giờ đã có “Nàng dâu”, cơm Năng Dâu nấu cũng rất ngon không kém cơm của Mẹ...
Theo Đắc Bình - Phùng Sơn