Axit uric là gì?
Axit uric là một hợp chất dị vòng của các nguyên tố như: Cacbon, nitơ, oxy và hydro. Axit uric được tạo ra do quá trình phân hủy các nhân purin. Purin có sẵn trong cơ thể và trong một số loại thực phẩm và đồ uống như: Nội tạng động vật, cá biển, nước ngọt, bia, rượu,...
Ở người bình thường, lượng axit uric trong máu luôn ổn định ở mức dưới 7,0 mg/dl (420 µmol/l) và được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình sinh ra và đào thải chất này. Theo đó, giới hạn bình thường của axit uric trong máu ở các đối tượng cụ thể như sau:
- Nam: Nhỏ hơn 420 µmol/l (7 mg/dl).
- Nữ: Nhỏ hơn 360 µmol/l (6 mg/dl).
Nguyên nhân làm tăng axit uric máu
Theo chuyên gia, chỉ số axit uric trong máu tăng cao có thể là do nhiều yếu tố gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân chính được xác định là do:
- Rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể sản sinh ra nhiều axit uric hơn: Thông thường, khi ăn các thực phẩm giàu purin, cơ thể sẽ phân hủy và chuyển hóa thành axit uric nhờ các enzym như: Xanthine oxidase, nucleotidase,... Khi cơ thể sản sinh quá nhiều purin hoặc do ăn lượng lớn thực phẩm giàu đạm sẽ khiến lượng axit uric trong cơ thể nhiều hơn.
- Chức năng gan, thận suy giảm: Gan là cơ quan có nhiệm vụ chuyển hóa axit uric, còn thận thì giúp bài tiết chúng ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan, thận bị suy giảm sẽ khiến axit uric không được chuyển hóa qua gan và đào thải đầy đủ qua thận, lâu dần kết tinh thành những tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn lắng đọng trong cơ thể và gây nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Ngoài ra, chỉ số axit uric trong máu tăng còn có liên quan tới nhiều yếu tố khác như:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu purin: Axit uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin. Do đó, nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật sẽ khiến cơ thể tổng hợp nhiều axit uric trong máu hơn.
- Thừa cân, béo phì: Những người thừa cân, béo phì sẽ sản xuất nhiều axit uric nên dễ mắc bệnh gút hơn. Chính vì vậy, thay đổi lối sống, ăn thực phẩm lành mạnh và vận động thường xuyên là những lời khuyên giúp chỉ số axit uric trong máu luôn ở mức ổn định.
- Lạm dụng thuốc: Sử dụng quá nhiều thuốc điều trị như: Thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị bệnh lao, thuốc điều trị ung thư,... cũng có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao và gây ra các triệu chứng của bệnh gút.
- Do di truyền: Một nguyên nhân khác được xác định có liên quan tới bệnh gút là do gen di truyền. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 25% trường hợp bị gút có người thân trong gia đình cũng đang mắc phải căn bệnh này.
Xem thêm: Những biểu hiện cho thấy bạn đang bị tăng axit uric máu TẠI ĐÂY.
Chỉ số axit uric trong máu tăng cao gây bệnh lý gì?
Khi có chỉ số axit uric tăng cao, bạn cần cẩn trọng vì nó có thể gây ra nhiều bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Dưới đây là những bệnh có liên quan tới tình trạng tăng axit uric máu:
- Bệnh gút: Gút là bệnh mạn tính đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tính tái phát, người bệnh thường nhận thấy cơn đau khớp đột ngột vào giữa đêm. Bệnh gây đau phổ biến ở khớp ngón chân cái nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các vị trí khác như: Khớp đầu gối, khớp mắt cá chân, khớp tay,...
- Bệnh về thận: Nồng độ axit uric trong máu tăng cao và được đào thải qua thận sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các bệnh lý liên quan như: Sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận,…
- Tăng huyết áp: Nồng độ axit uric trong huyết thanh tăng cao có thể thúc đẩy tăng huyết áp thông qua những thay đổi được tạo ra trong nội mô của mạch máu. Người ta thấy rằng, tỷ lệ bệnh nhân huyết áp cao bị tăng axit uric máu chiếm từ 25 - 60%.
- Bệnh tim mạch: Tăng axit uric có thể là yếu tố nguy cơ dẫn tới đột quỵ. Nguyên nhân là do tinh thể urat lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây tổn thương hệ mạch, giảm lưu thông máu, tổn thương van tim.
- Ảnh hưởng tới khả năng tình dục: Theo các nhà khoa học, tăng axit uric máu còn gây rối loạn cương dương ở nam giới. Cứ 1 mg/dL axit uric trong huyết thanh sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ suy giảm chức năng tình dục.
Những thảo dược giúp giảm chỉ số axit uric trong máu
Từ xa xưa, đông y đã biết sử dụng thảo dược thiên nhiên để giảm chỉ số axit uric trong máu, kiểm soát bệnh gút cũng như các bệnh lý liên quan khác một cách an toàn, hiệu quả. Dưới đây là những vị thuốc thường được sử dụng nhất:
1. Cây trạch tả
Theo đông y, trạch tả là vị thuốc quý được dùng từ xa xưa với công dụng lợi tiểu, giúp tăng cường đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric. Chính bởi vậy, trạch tả cũng được xem là vị thuốc giảm axit uric trong máu vô cùng hiệu quả.
Để giảm axit uric, cải thiện bệnh gút từ cây trạch tả, bạn có thể áp dụng theo cách sau: Bạn lấy khoảng 10g trạch tả, loại bỏ sạch các tạp chất, rửa sạch rồi phơi khô. Sau khi phơi khô rồi thì cho vào nước đun sôi hãm trong khoảng 5 phút. Uống nước trạch tả đều đặn mỗi ngày, chỉ số axit uric sẽ giảm nhanh chóng.
2. Nhàu
Trong quả nhàu có chứa hàm lượng canxi, sắt, vitamin A, B1, C, E, axit folic, magie, phốt pho, chất khoáng… cao. Những dưỡng chất này giúp giảm viêm, đau nhức xương khớp do gút rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nhàu còn là thảo dược bổ thận, tăng cường chức năng thận. Khi chức năng thận được cải thiện sẽ giúp quá trình đào thải axit uric trong máu hiệu quả hơn. Để giảm axit uric trong máu, bạn lấy quả nhàu đã được phơi khô hãm cùng nước nóng uống đều đặn mỗi ngày.
3. Hoàng bá
Theo y học cổ truyền, hoàng bá có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh thận và bàng quang. Thảo dược này có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, mát gan, giải độc, lợi tiểu nên giúp quá trình đào thải axit uric trong máu ra khỏi cơ thể được diễn ra một cách thuận lợi hơn. Để giảm axit uric máu, bạn có thể dùng hoàng bá, ý dĩ và thương truật với liều lượng bằng nhau, đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống mỗi ngày.
4. Ba kích
Theo đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Tác dụng của ba kích là bổ thận, cường gân cốt, khử phong thấp… Nhờ đó, vị thuốc này giúp giảm axit uric trong máu, giảm cơn đau khớp do gút rất hiệu quả.
Để tăng cường chức năng thận, giảm axit uric máu, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau: Ba kích, đẳng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc (tất cả 300g); Củ mài núi khô 600g. Đem các vị trên tán bột mịn, trộn cùng mật ong và làm thành viên nhỏ khoảng 10g. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 viên.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện bệnh gút thành công của ông Phạm Ngọc Hiền (SĐT: 0346086107) TẠI ĐÂY.
Ngăn ngừa bệnh gút tái phát nhờ sản phẩm thảo dược
Sử dụng những thảo dược như trên có thể mang đến công dụng tốt với người bị tăng axit uric trong máu, có cơn đau bệnh gút. Tuy nhiên, việc dùng các thảo dược theo cách sắc nấu thường tốn nhiều thời gian và công sức. Hơn nữa, sử dụng thảo dược có hiệu quả chậm nên nhiều người không đủ kiên nhẫn để áp dụng phương pháp này trong thời gian dài. Vì vậy, hiện nay, nhiều người đang tin tưởng lựa chọn sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược để giảm axit uric trong máu. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.
Hoàng Thống Phong chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên như: Trạch tả, nhọ nồi, hoàng bá, nhàu, ba kích, thổ phục linh,… Các thảo dược này giúp mang tới công dụng:
- Tăng đào thải axit uric: Hoàng Thống Phong chứa thành phần từ cây trạch tả (thành phần chính), hạ khô thảo có tác dụng lợi tiểu, giúp quá trình đào thải axit uric trong máu ra khỏi cơ thể được diễn ra một cách thuận lợi hơn. Khi nồng độ axit uric trong máu trở về ngưỡng cho phép sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan hiệu quả.
- Bổ gan, thận, tăng cường quá trình chuyển hóa axit uric: Gan và thận đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và đào thải axit uric. Vì vậy, để giảm axit uric trong máu, điều quan trọng nhất là phải tăng cường chức năng của gan, thận. Hoàng Thống Phong chứa các thành phần có tác dụng bổ gan, thận như: Ba kích, nhàu, hoàng bá. Nhờ vào điều này, Hoàng Thống Phong tác động đến nguyên nhân gốc rễ hình thành cơn đau gút, đó là do chức năng thận suy giảm.
- Giảm triệu chứng sưng, đau ở người bị gút: Tăng axit uric trong máu thường gây ra triệu chứng của bệnh gút đầu tiên. Khi cơn đau gút cấp xuất hiện, người mắc thường bị đau đớn, khó chịu. Sản phẩm Hoàng Thống Phong chứa các vị thuốc như: Nhọ nồi, thổ phục linh giúp giảm đau, chống viêm, nhờ đó giảm triệu chứng sưng, đau ở người bị gút rất hiệu quả.
Để đánh giá tác dụng của Hoàng Thống Phong trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Nghiên cứu do PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh làm chủ đề tài. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã theo dõi 27 bệnh nhân là nam giới mắc bệnh gút. Người tham gia được sử dụng Hoàng Thống Phong cùng thuốc giảm đau trong 7 ngày và dùng Hoàng Thống Phong đơn độc trong thời gian 6 tháng. Kết quả cho thấy: Bệnh nhân thấy các cơn đau nhức giảm sau 2 ngày đầu; Nồng độ axit uric giảm dần trong quá trình điều trị; Không thấy cơn gút tái phát trong 6 tháng và không có ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận.
Mời bạn xem nhận xét của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh - chủ nhiệm đề tài khoa học này TẠI ĐÂY.
Để giảm axit uric trong máu, ngăn ngừa bệnh gút tái phát, bạn có thể áp dụng những bài thuốc thảo dược như trên, đặc biệt đừng quên sử dụng sản phẩm thảo dược Hoàng Thống Phong mỗi ngày nhé!
>>> Xem thêm: Bí quyết kiểm soát cơn đau gút, ngăn ngừa bệnh tái phát của ông Đặng Xuân Hoan (SĐT: 0975779337) TẠI ĐÂY.
Bạn đang lo lắng vì bệnh gút tái phát liên tục dù đã kiêng khem đủ thứ? Bạn mong muốn tìm cách giảm axit uric máu, kiểm soát bệnh an toàn, hiệu quả? Hãy gọi đến số tổng đài 18006103, kết bạn Zalo/Viber số 0902207582 để được chuyên gia tư vấn giúp bạn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thảo Nguyên