Đặt tủ lạnh nơi thông thoáng
Tủ lạnh cần được đặt ở những nơi thông thoáng, đảm bảo lưng và 2 bên hông tủ cách tường ít nhất 10cm để đảm bảo quá trình thoát nhiệt, giúp hệ thống dây cáp làm lạnh thoáng khí. Điều này sẽ giúp hạn chế tiêu hao điện năng, kéo dài tuổi thọ của tủ.
Không để thức ăn còn nóng vào tủ
Thức ăn vừa nấu xong cho ngay vào tủ lạnh sẽ khiến hơi nóng lan tỏa bên trong tủ, dẫn đến tủ phải tiêu hao thêm điện năng để làm mát không khí bên trong. Thế nên, bạn nên để thức ăn nguội bớt mới cho vào tủ lạnh, sẽ giúp tiết kiệm điện.
Không nhồi nhét thực phẩm trong tủ lạnh
Đừng nhồi nhét thực phẩm quá nhiều trong tủ lạnh. Thực tế, giữa các thực phẩm cần có khoảng cách để khí lạnh được đối lưu, điện năng nhờ vậy cũng giảm xuống. Đồng thời, không nên để thực phẩm tiếp xúc với phía trong cùng của tủ lạnh, sẽ khiến thực phẩm dễ bị hỏng.
Điều chỉnh nhiệt độ
Tùy theo thời tiết, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp để tiết kiệm điện và bảo vệ thực phẩm hiệu quả. Không nên để nhiệt độ ở mức 5, sẽ tiêu hao nhiều năng lượng. Tốt nhất, bạn nên để tủ lạnh ở mức 3 vào mùa lạnh và mức 4 ở mùa nóng.
Hạn chế đóng mở cửa tủ
Đóng - mở tủ lạnh nhiều lần sẽ khiến tủ phải làm lạnh lại từ đâu do khí lạnh sẽ thoát ra. Từ đó, sẽ tiêu hao nhiều điện năng hơn. Tốt nhất, chỉ nên mở tủ khi cần thiết và không nên để quá lâu.
Dùng chén đĩa bằng thủy tinh hoặc sứ
Thủy tinh và sứ sẽ cân băng nhiệt độ trong tủ lạnh tốt hơn đồ nhựa. Thậm chí còn giúp bảo vệ chất lượng thực phẩm.
Theo DNVN
"https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/6-quy-tac-bat-di-bat-dich-can-nho-khi-dung-tu-lanh-de-tiet-kiem-den-1-2-tien-dien/20200308074701468"