Trên sàn HNX, HNX-Index giảm 1,57 điểm (0,69%), đóng cửa tại 226,65 điểm; còn chỉ số UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (0,22%) còn 86,03 điểm.
Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 23,759 tỷ đồng trên toàn thị trường. Đây là phiên thứ 3 liên tiếp thanh khoản trên ngưỡng "tỷ đô". Khối ngoại bán ròng mạnh với giá trị 236 tỷ đồng trên sàn HOSE.
Một số khó khăn của thương mại điện xuyên biên giới
Những năm qua thương mại điện tử xuyên biên giới được ứng dụng ngày càng rộng rãi tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Thương mại điện tử xuyên biên giới đã góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa với giá trị ước đạt hơn 80.000 tỷ đồng năm 2022.
Trong khi đó, sàn thương mại điện tử Amazon cho hay, trong vòng 12 tháng tính đến ngày 31-8, 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt đã được bán cho khách hàng Amazon trên khắp thế giới. Đáng chú ý, số lượng đối tác bán hàng Việt Nam qua Amazon tăng 40%, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon tăng 50%...
Còn thống kê của nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com cho thấy, trong 9 tháng năm 2023, giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trên Alibaba đã tăng trưởng 47% so với cùng kỳ năm 2022. Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển sáng tạo Đông Dương đã xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử Alibaba.com từ tháng 9-2015, với giá trị xuất khẩu ngày càng tăng.
"Thay vì tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp tốn nhiều thời gian và chi phí, thương mại điện tử giúp chúng tôi tiếp cận khách hàng thế giới nhanh hơn. Khách hàng mua sản phẩm của chúng tôi đến từ mọi quốc gia".
Phát triển, hoàn thiện hệ sinh thái xúc tiến thương mại số
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam được đánh giá đứng tốp 3 khu vực Đông Nam Á và dự báo đạt kim ngạch xuất khẩu trực tuyến gần 300,000 tỷ đồng vào năm 2027. Vấn đề là cần tháo gỡ những rào cản hiện có để phát huy lợi thế.
Thời gian qua Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác, kết nối với các nền tảng thương mại điện tử. Các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế như Alibaba.com, TikTok, Amazon.com, Lazada, Tiki, Foodmap, Postmart, Voso, Shopee, Sendo,… thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh, quảng bá thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu.
"Đặc biệt, Bộ đang phối hợp với sàn thương mại điện tử Alibaba.com, xây dựng và phát triển "Gian hàng quốc gia Việt Nam - Vietnam Pavilion". Theo kế hoạch, "Gian hàng quốc gia Việt Nam" sẽ tập hợp 100 doanh nghiệp tiêu biểu tham gia, dự kiến ra mắt vào tháng 12-2023"
Ngoài ra, Alibaba.com tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam tổ chức xúc tiến thương mại đến hơn 200 quốc gia. Còn Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, sẽ thúc đẩy kết nối các nhà bán hàng với các nhà sản xuất trong nhiều ngành hàng, để mở rộng danh mục sản phẩm Việt Nam; tăng cường đào tạo nhà bán hàng, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu toàn cầu...
Thời gian tới, Bộ Công Thương và các sàn thương mại điện tử sẽ phát triển và hoàn thiện hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; đa dạng hóa việc phối hợp với các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước; tiếp tục hợp tác đào tạo, nâng cao năng lực xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp…
Theo các chuyên gia thương mại, các doanh nghiệp cũng cần chủ động ứng dụng công nghệ số, nâng cao năng lực xuất khẩu, kỹ năng bán hàng xuyên biên giới, nghiên cứu phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu để tạo lòng tin với khách hàng, phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới bền vững.
Một ví dụ cụ thể, 1 ứng dụng an toàn và thân thiện với khách du lịch đến với đất nước Nhật Bản đó là "Tax Free Online.jp". "Tax Free Online.jp" _dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Trong khuôn khổ hợp tác của Công ty Cổ Phần PGT Holdings và Công ty Cổ Phần IENT
Chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng Việt Nam có thể đặt hàng đặt hàng ở bất kỳ nơi nào, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian cho việc mua sắm trong lúc du lịch tại Nhật và có thể mua hàng với giá rẻ hơn. Bớt đi các rắc rối về giấy tờ khi muốn hoàn thuế tại các sân bay, không cần phải khiêng vác nặng nề cản trở việc vui chơi tham quan các khu du lịch vì đã có dịch vụ giao nhận hàng tại khách sạn trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, nhà khách, sân bay, xe cho thuê, mọi thủ tục đã được xử lý nhanh gọn bằng hình thức trực tuyến.
Bên cạnh đó khi người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn mua các sản phẩm. Họ có thể truy cập bất kỳ các sản phẩm nào để tham khảo, xem hình ảnh, đọc các nội dung về sản phẩm cung cấp, từ đó tiến hành tạo đơn đặt hàng và chờ chuyển phát hàng hóa trực tiếp đến tận nơi mà không cần phải lo về vấn đề bảo quản hàng hóa và mang vác khi đi du lịch tại Nhật. Đặc biệt, bạn cũng có thể mua các sản phẩm địa phương từ những khu vực mà bạn chưa đến.
PGT Holdings và IENT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.
Link FB: https://www.facebook.com/muahangnhatbanmienthuepgtientvietnam
Link mua sắm: https://www.taxfreeonlinejp.vn
Khép lại phiên giao dịch ngày 10/11/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,500 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured