Theo đó, năm 2021 là năm được các doanh nghiệp da giày kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng mạnh về đơn hàng và kim ngạch xuất khẩu khi Việt Nam đang có lợi thế để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.
Hiện nay, các doanh nghiệp đang chủ động nắm bắt và khai thác những lợi thế từ các Hiệp định thương mại nhằm tạo sự đột phá trong sản xuất kinh doanh, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da Giày Túi xách Việt Nam cho biết: "Nếu nhìn tổng cầu của toàn ngành da giày trên thế giới, thì chúng tôi có số liệu là mức giảm sẽ vào khoảng 22% và các nhãn hàng lớn, họ cũng cắt giảm đơn hàng từ 40 đến 50%.
Tuy nhiên, Việt Nam có ưu thế kiểm soát dịch tốt. Chính vì thế mà các nhãn hàng đã đưa đơn hàng về Việt Nam, và đây là một trong những nguyên nhân giúp cho chúng ta tiếp tục có sản xuất. Thứ hai nữa là hiện nay thì chúng ta cũng đã ký kết các hiệp định, đặc biệt là Hiệp định EVFTA, đây cũng là một trong những lý do để giúp cho các đơn hàng về Việt Nam tốt hơn".
Hiện nay, Bộ Công Thương đang xúc tiến triển khai các nhóm giải pháp phát triển bền vững ngành da giày. Trong đó, tập trung phát triển nguyên liệu, phụ liệu đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu, phụ liệu trong nước và xuất khẩu. Từng bước hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị, tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Theo Minh Đức
"https://thuonghieucongluan.com.vn/nam-2021-doanh-nghiep-da-giay-ky-vong-tang-truong-a128382.html"