Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Cục Kiểm dịch và An toàn thực phẩm (FSIS) thuộc USDA tuyên bố rằng, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên các nhà hàng và quán ăn trên khắp nước Mỹ phải đóng cửa, FSISđã quyết định ban hành quy định nới lỏng quy tắc dán nhãn có hiệu lực trong 60 ngày đối với các sản phẩm thịt, gia cầm, sản phẩm thủy sản (cá tra, cá thịt trắng) theo các quyền hạn quy định của cơ quan này.
FSIS cho biết, sản phẩm được sản xuất tại một cơ sở liên bang thường được phân phối cho các khách sạn, nhà hàng hoặc các địa điểm tương tự sẽ có nhãn sửa đổi để các sản phẩm này có thể được bán lẻ. Nhãn sửa đổi được yêu cầu giữ tất cả các đặc điểm cần thiết. Tuy nhiên, FSIS sẽ không bắt buộc việc sử dụng nhãn mà không ghi nhãn dinh dưỡng, ngay cả khi cơ sở không đáp ứng miễn trừ theo điều khoản 9 CFR 317.400 và 381.500, miễn là các nhãn không có bất kỳ khiếu nại dinh dưỡng nào.
Thông thường, việc không có nhãn dinh dưỡng sẽ buộc các cơ sở phải nộp đơn phê duyệt tạm thời theo điều khoản 9 CFR 412.1 (f) (1). Tuy nhiên, nếu thiếu sót duy nhất là không có nhãn dinh dưỡng, FSIS sẽ không yêu cầu các cơ sở nộp đơn xin phê duyệt tạm thời trong 60 ngày tới.
Theo VASEP, Việt Nam đang gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong những tháng đầu năm 2020. Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đạt 38,6 triệu USD, giảm gần 27% so với cùng kỳ năm 2019. Lượng tồn kho cá tra thấp là nguyên nhân khiến giá cá tra philê đông lạnh được quản lý để duy trì ở mức trung bình từ 1,75 - 1,8 USD/pound.
Theo DNVN
"https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/my-noi-long-quy-dinh-dan-nhan-ca-tra-ca-thit-trang/20200420074615924"