Viêm da dị ứng là gì?
Viêm da dị ứng là tình trạng có liên quan đến các phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính của da. Đây là dạng viêm da chỉ xuất hiện ở những người có cơ địa mẫn cảm khi gặp các tác nhân kích ứng như: Khói bụi, lông động vật, thời tiết, vi khuẩn, thực phẩm, hóa chất,… Bệnh gặp ở gần 6% dân số, rất dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Viêm da dị ứng có nhiều dạng và biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Các loại dị ứng da thường gặp là:
- Viêm da dị ứng tiếp xúc: Chỉ xảy ra khi da tiếp xúc với một số tác nhân dị ứng nhất định.
- Tổ đỉa: Dạng viêm da dị ứng có biểu hiện là các mụn nước xuất hiện ở bàn tay, ngón tay và lòng bàn chân.
- Chàm (loại viêm da dị ứng phổ biến nhất): Có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, phổ biến nhất là ở tay.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng là do sự bất thường trong nhận diện - đáp ứng miễn dịch, xảy ra do sự thiếu hụt filaggrin (protein tham gia liên kết các sợi keratin trong tế bào biểu mô) và nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên, khiến da mất đi khả năng chống chọi với môi trường. Bình thường, hệ miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ bảo vệ và chống lại sự xâm nhập của những chất lạ (gọi là dị nguyên). Ở những người bị viêm da dị ứng, cơ thể có sự sản xuất quá mức các globulin miễn dịch loại E (IgE), kích thích sự giải phóng của nhiều loại chất nội sinh, trong đó quan trọng nhất là histamine. Các chất này (bao gồm histamine) sẽ gây nên hiện tượng viêm và nhiều triệu chứng dị ứng khác. Ngoài ra, một số yếu tố làm ảnh hưởng xấu đến cấu trúc và chức năng bảo vệ của da như: Thiếu dinh dưỡng, da bị viêm, tổn thương, lão hóa, thoái hóa, nhiễm trùng,... cộng thêm sự suy yếu của hệ miễn dịch sẽ dẫn đến phản ứng quá mẫn, khiến tình trạng viêm da dị ứng dễ bùng phát hoặc quay trở lại.
Viêm da dị ứng có lây không?
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng có tính chất cơ địa, do rối loạn hệ bài tiết,... Vì vậy, bệnh lý này không lây nhiễm, người mắc có thể hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên, viêm da dị ứng mang yếu tố di truyền. Mặc dù nó không lây nhưng có thể lan rộng từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể, khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, những ai bị viêm da dị ứng nên tìm cách điều trị kịp thời, tránh hiện tượng các tổn thương lan rộng, việc điều trị bệnh sẽ cực kỳ phức tạp.
Viêm da dị ứng nguy hiểm ra sao?
Viêm da dị ứng thường gây ngứa ngáy, khó chịu, làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cũng như tâm lý. Đa số người mắc đều mặc cảm, ngại giao tiếp, luôn tìm cách che giấu vùng da bị bệnh. Hành động gãi ngứa có thể khiến da bị tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm, dễ để lại sẹo. Đôi khi, viêm nhiễm nặng tại khu vực tập trung nhiều dây thần kinh có thể làm tổn thương thần kinh. Cá biệt, có những trường hợp dị nguyên còn gây ra viêm mũi dị ứng, hen suyễn, sốt, sốc phản vệ, trụy tim, ngạt thở… cực kỳ nguy hiểm.
Điều trị viêm da dị ứng
Sau khi được chẩn đoán viêm da dị ứng, bạn nên lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:
Điều trị bằng thuốc tây
Một số loại thuốc điển hình thường được chỉ định để điều trị viêm da dị ứng là:
- Thuốc kháng histamin (cetirizin, loratadin,...): Có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa rát da. Tuy nhiên, thuốc tiềm ẩn một số tác dụng phụ. Do đó, bạn cần rất thận trọng khi sử dụng và chỉ dùng khi có chỉ định của chuyên gia.
- Thuốc bôi steroid: Giúp xoa dịu nhanh cơn ngứa. Bạn cần rất thận trọng với nhóm thuốc này. Chỉ dùng khi được chỉ định. Không nên bôi lên vùng da tổn thương hoặc sử dụng trong thời gian dài.
Sử dụng các biện pháp dân gian
– Tắm hoặc ngâm vùng da dị ứng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm ngứa và chống viêm.
– Dùng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch, đun sôi với nước để ngâm rửa.
– Dùng lá trầu không rửa sạch, đun sôi với nước và chút muối để ngâm vùng da đang dị ứng giúp xoa dịu cơn ngứa, sát khuẩn ngoài da.
Các biện pháp này tuy tương đối lành tính nhưng để hiệu quả thì đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài, khá bất tiện với những người thường xuyên công tác xa nhà. Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế đều khuyến cáo người bệnh không nên tự ý áp dụng các mẹo chữa viêm da khi chưa được tư vấn vì nó tiềm ẩn nguy cơ khiến vùng da dị ứng bị bội nhiễm nguy hiểm.
Giải pháp an toàn giúp khắc phục triệu chứng viêm da dị ứng
Theo giới chuyên gia, để có thể khắc phục tình trạng viêm da dị ứng, các phương pháp điều trị cần đảm bảo những mục tiêu sau: Giảm nhẹ triệu chứng ngứa, viêm; Dưỡng ẩm, tăng cường nuôi dưỡng và tái tạo làn da; Cải thiện sức khỏe làn da; Phòng chống bội nhiễm; Hạn chế bệnh tái phát. Hiện nay, các cách chữa viêm da dị ứng hầu hết đều có khả năng làm giảm dị ứng và cải thiện triệu chứng ngứa cho làn da. Tuy vậy, rất ít phương pháp tác động đến nguyên nhân gốc rễ của bệnh viêm da dị ứng, đó là “sự thiếu hụt nguyên tố kẽm”. Trước thực tế đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế ra kem bôi thảo dược Eczestop - sản phẩm chuyên biệt cho người bị viêm da dị ứng nói riêng cũng như các vấn đề da liễu nói chung. Kem Eczestop có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng. Sản phẩm hoạt động có khả năng giải quyết được cả 3 mục tiêu điều trị bệnh viêm da dị ứng, đó là: Cải thiện hệ miễn dịch; Kháng khuẩn và chống viêm: Giữ ẩm cũng như nuôi dưỡng, từ đó tăng cường sức khỏe làn da. Cụ thể:
Tăng cường miễn dịch
Tác dụng cải thiện hệ miễn dịch nhờ thành phần chính kẽm salicylate. Hoạt chất này được chứng minh đóng vai trò quan trọng giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch. Theo các tài liệu khoa học, tế bào da và bề mặt cơ thể cần kẽm để hình thành cũng như phát triển, tạo nên những lá chắn bảo vệ vững chắc. Vì vậy, khi thiếu kẽm, quá trình làm lành vết thương sẽ chậm lại. Hay nói cách khác, kẽm đóng vai trò hỗ trợ hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Kẽm giúp tổng hợp phân tiết hormone tăng trưởng làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn.
Kháng khuẩn, chống viêm
Trong sản phẩm Eczestop có sự kết hợp của chitosan và muối bạc, giúp kiểm soát tốc độ trao đổi hơi nước, oxy và khả năng hút nước. Đặc biệt, nano bạc còn giúp chống viêm và có khả năng sát khuẩn mạnh. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa tinh dầu hạt neem được chứng minh có tác dụng diệt khuẩn phổ rộng. Do đó, dầu hạt neem có tác dụng giảm viêm rất tốt trong điều trị các bệnh ngoài da. Sự góp mặt của chiết xuất vỏ núc nác trong sản phẩm giúp chống dị ứng và làm tăng sức đề kháng. Núc nác giúp ức chế giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm.
Giữ ẩm, làm sạch và tăng cường sức khỏe làn da
Ngoài những thành phần trên, trong sản phẩm Eczestop còn có dầu dừa chứa nhiều tinh chất giúp da khỏe mạnh và nhiều vitamin để chăm sóc, phục hồi và tái tạo da. Đặc biệt, dầu dừa còn giúp dưỡng ẩm, làm sạch da, cung cấp các vitamin và chất béo, ngăn ngừa lão hóa da. Bên cạnh đó, thành phần chitosan có tác dụng dưỡng ẩm, chống viêm, cầm máu, kích thích tái tạo mô và biểu mô, làm chóng liền vết thương, kháng nấm và vi khuẩn.
Như vậy, kem thảo dược Eczestop mang đến tác động: Vừa giảm viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn, vừa giúp phục hồi tổn thương, tăng tái tạo da, tăng cường sức khỏe làn da, hạn chế nguy cơ tái phát.
Cảm nhận của người dùng
Eczestop đã đem lại hy vọng cải thiện bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều người mắc bệnh chàm, viêm da dị ứng. Điển hình như trường hợp của anh Thiên (Hà Nội).
>>> Anh Thiên (Hà Nội) đã mắc bệnh chàm lâu năm, từ lúc anh mới 14 tuổi
Bệnh chàm xuất hiện khiến anh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy ngay cả lúc đi làm hay ở nhà. Tưởng chừng mình phải chịu đựng với những triệu chứng mà bệnh chàm gây ra, nhưng rồi may mắn đã mỉm cười khi anh biết đến sản phẩm Eczestop và đẩy lùi bệnh chàm sau 4 tháng kiên trì sử dụng. Xem chi tiết chia sẻ của anh Thiên TẠI ĐÂY.
>>>Xem thêm: 3 mẹ con chị Nhung chiến thắng bệnh ECZEMA chỉ sau 2 tháng. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Kẽm salicylate có trong kem bôi Eczestop có tác dụng điều trị bệnh chàm, viêm da dị ứng như thế nào? Lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh phân tích TẠI ĐÂY.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề viêm da dị ứng và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc (Zalo/ Viber) hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545. Website: https://benheczema.com.vn/
Đặng Lâm