3 kịch bản "Giải pháp" tăng trưởng kinh tế Việt Nam

17/04/2023 16:09

Khép lại phiên giao dịch ngày 14/4/2023, VN-Index giảm 11,41 điểm xuống còn 1052,89 điểm. HNX giảm 2,59 điểm xuống 207,25 điểm. UPCOM-Index giảm 0,66 điểm xuống còn 78,69 điểm.

Về giá trị khối lượng giao dịch toàn thị trường hơn 15 nghìn tỷ đồng, riêng trên HOSE tương ứng hơn 13,000 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 200 tỷ đồng trên sàn HOSE.

photo-1681656135496

Hội nghị mùa Xuân của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra trong tuần này với chương trình nghị sự là kế hoạch cải cách và gây quỹ đầy tham vọng có thể bị phủ bóng bởi tình trạng lạm phát tăng cao và căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 10/ 4 của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với chương trình nghị sự là kế hoạch cải cách và gây quỹ đầy tham vọng có thể bị phủ bóng bởi tình trạng lạm phát tăng cao và căng thẳng địa chính trị gia tăng. Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho rằng dù chi tiêu tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu phục hồi đáng kể và tình hình được cải thiện sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, nhưng tăng trưởng toàn cầu dự báo sẽ vẫn dưới mức 3% trong năm nay.

IMF cho rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ duy trì ở mức gần 3% trong 5 năm tới, mức dự báo trong trung hạn thấp nhất kể từ những năm 1990.

Bà Georgieva hồi tuần trước cho biết gần 90% các nền kinh tế phát triển trên thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm nay, trong khi các thị trường mới nổi ở châu Á dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng trưởng đáng kể, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc được cho là chiếm 50% tổng mức tăng trưởng.

Các quốc gia thu nhập thấp dự kiến sẽ phải hứng chịu cú sốc kép do chi phí đi vay cao hơn và nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của các nước này giảm, điều mà bà Georgieva cho rằng có thể gây ra tình trạng nghèo đói.

Dự kiến, các dự báo tăng trưởng cập nhật trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF công bố ngày 11/4 sẽ cung cấp cái nhìn rộng hơn về những thách thức tài chính đối với kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày 10/4, Chủ tịch WB David Malpass cho rằng WB - vốn đánh giá bức tranh kinh tế ảm đạm hơn so với IMF, đã tăng nhẹ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay từ mức 1,7% đưa ra trong tháng Một lên 2% với lý do là nhờ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.

Hội nghị mùa Xuân năm nay của Nhóm WB-IMF diễn ra trong bối cảnh lạm phát tăng cao và mối quan ngại gia tăng về "sức khỏe" của ngành ngân hàng sau sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley (SVB) tại Mỹ.

Hồi tuần trước (Tháng 3/2023), bà Georgieva cho rằng các ngân hàng trung ương nên tiếp tục ngăn chặn lạm phát thông qua việc tăng lãi suất bất chấp những lo ngại rằng điều này có thể gây thêm căng thẳng cho lĩnh vực ngân hàng.

Trước thềm hội nghị này, IMF và WB cũng đã kêu gọi các quốc gia giàu có hơn giúp lấp "lỗ hổng" 1,6 tỷ USD trong quỹ cho vay ưu đãi đối với các nước thu nhập thấp vốn được sử dụng nhiều trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19.

Nhiều nước thu nhập thấp hiện đang đối mặt với gánh nặng nợ nần chồng chất, trong đó một phần nguyên nhân là do lãi suất cao hơn, vấn đề được cho là cũng dẫn đến tình trạng các dòng vốn chảy ra khỏi nhiều quốc gia cần đầu tư nhất.

Nhân hội nghị này, các nhà lãnh đạo WB và IMF sẽ nỗ lực để đạt được tiến bộ trong các nỗ lực tái cơ cấu nợ đang bị đình trệ.

Theo ông Malpass, mục tiêu là nhằm chia sẻ thông tin sớm hơn trong quá trình tái cơ cấu nợ và hướng tới việc chia sẻ gánh nặng nợ.

Theo bà Georgieva, hiện có 44 quốc gia quan tâm đến việc vay tiền từ Quỹ tín thác khả năng phục hồi và bền vững (RST) trị giá 40 tỷ USD của IMF, sau khi năm quốc gia đầu tiên, gồm Rwanda, Barbados, Costa Rica, Bangladesh và Jamaica, đã đạt được thỏa thuận vay. Đây là một công cụ cung cấp tài chính quan trọng nhằm giúp các nước ứng phó với biến đổi khí hậu, các đại dịch cùng những thách thức dài hạn khác.

Dự kiến, trong khuôn khổ hội nghị diễn ra từ ngày 10-16/4 tại thủ đô Washington (Mỹ), cũng sẽ diễn ra cuộc họp về giải quyết các nhu cầu phục hồi và tái thiết của Ukraine.

Tại Việt Nam: 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế

Tình hình kinh tế hiện nay, khi mà tốc độ tăng trưởng chỉ 3.3% trong quý 1 và lạm phát trong năm nay cũng sẽ khá căng thẳng khi dự kiến tăng giá điện cũng như tăng lương trong thời gian tới, đe dọa các mục tiêu vĩ mô đề ra ở đầu năm.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng trưởng sụt giảm mạnh là do chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2022 trước các cú "shock" vĩ mô toàn cầu và việc Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất đột ngột, kèm với đó là sự khủng hoảng và đóng băng ở thị trường bất động sản, dẫn đến tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng trong nước. Lãi suất trong nước tăng cao đã gây ra khó khăn trong thanh khoản của toàn nền kinh tế, và làm cho dòng vốn bị đứt đoạn. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, kiệt quệ tài chính và hệ quả là tăng trưởng kinh tế rơi vào mức thấp nhất trong lịch sử 20 năm trở lại đây nếu không tính trong giai đoạn COVID-19.

Nếu như tình hình hiện nay vẫn không có tín hiệu khởi sắc thì tăng trưởng sẽ tiếp tục xấu đi trong các quý còn lại và đây sẽ là một năm khó khăn nữa cho nền kinh tế. Dựa trên các yếu tố về lãi suất, tăng trưởng, lạm phát, khi tiến hành chạy mô phỏng nền kinh tế dựa trên mô hình AI và các mô hình định lượng (trên giả định phục hồi kinh tế nhờ vào việc giảm lãi suất trong quý 1 và đẩy mạnh đầu tư công để kích cầu), kịch bản với diễn biến về việc tiếp tục giảm lãi suất từ giờ đến cuối năm từ 1 đến 2%, cũng như việc đẩy mạnh đầu tư công thì tăng trưởng quý 2 có thể đạt 5.2- 5.5% và quý 3 có thể đạt từ 5.7 đến 5.8%, trong khi đó quý 4 có thể đạt mức tăng trưởng cao nhất ở mức 6-6.2%, ở kịch bản này thì chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu mà Quốc hội đề ra.

Trong khi kịch bản xấu hơn, khi tỷ giá đảo chiều tăng và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không còn nhiều dư địa để tiếp tục giảm lãi suất, sức cầu trong nước tiếp tục yếu đi và nền kinh tế toàn cầu diễn biến xấu hơn thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm nay có thể nằm ở mức thấp kỷ lục là 4 đến 4.5%.

Còn kịch bản khả quan nhất mà kinh tế Việt Nam có thể đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra thì các yếu tố cả trong và ngoài nước phải thật sự rất tích cực. Chẳng hạn như Fed sẽ giảm lãi suất, kèm theo đó là các tín hiệu tích cực từ kinh tế vĩ mô thế giới về sự phục hồi toàn cầu. Tình hình trong nước cũng ghi nhận việc phục hồi nhanh theo hình chữ V khi các doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh sản xuất trở lại, thị trường bất động sản được khơi thông nguồn vốn, thì kinh tế vào cuối năm nay có thể đạt ở mức từ 6,3 đến 6,6%.

PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Khép lại phiên giao dịch ngày 14/4/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Bạn đang đọc bài viết "3 kịch bản "Giải pháp" tăng trưởng kinh tế Việt Nam" tại chuyên mục KINH TẾ.