Thực trạng thị trường lao động
Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều giảm so với quý trước, tuy vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng mức độ giảm dần. Theo cơ quan thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước trong quý I/2022 ước tính 51,2 triệu người, tăng 441.100 người so với quý trước và tăng 158.900 người so với cùng kỳ năm 2021. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động quý I/2022 là 68,1%.
Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý I/2022 là 50 triệu người, tăng 132.200 người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 13,9 triệu người đang làm việc ở khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 27,8% tổng số; công nghiệp và xây dựng 16,7 triệu người, chiếm 33,5%; dịch vụ 19,4 triệu người, chiếm 38,7%.
Trong quý I/2022, Tổng cục Thống kê cho biết tỉ lệ thất nghiệp chung của cả nước ước tính 2,24%. Trong đó, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 2,69%; nông thôn là 1,97%. Tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính 3,01%, trong đó ở khu vực thành thị là 2,39%; nông thôn là 3,4%.
Tại thị trường lao động nước ngoài, đặc biệt xứ sở hoa anh đào ghi nhận những tín hiệu tích cực khi Chính phủ Nhật Bản chính thức mở cửa đón lao động nước ngoài từ cuối tháng 2/2022.
Nhờ sức hút của mình, Nhật Bản là một trong 3 thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam trong những năm qua. Nhật Bản là nơi có gần 450.000 người Việt Nam hiện đang sinh sống, làm việc, chiếm hơn 50% tổng số lao động người nước ngoài tại đây.
Trong năm 2022, thị trường lao động Nhật sẽ còn nhộn nhịp hơn nữa vì nước này đang cần một lượng lớn lao động tham gia vào công cuộc phục hồi sản xuất kinh doanh. Hơn hết, chính phủ Nhật Bản cũng đang đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ nhằm thu hút người lao động nước ngoài với nhiều đãi ngộ hấp dẫn, mở ra nhiều cơ hội với lao động Việt.
PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Vốn đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý I năm 2022 tăng trưởng tích cực, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt mức cao nhất so với quý I của các năm 2018-2022, cho thấy tín hiệu tích cực trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư, đây là động lực quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế năm 2022.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 562,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước ước đạt 136,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng vốn đầu tư và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 323,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 57,5%, tăng 9,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 102,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,2% và tăng 7,9%.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2022 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,91 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 341 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 819,7 triệu USD và 393 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 811,4 triệu USD.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Sự tăng trưởng và phục hồi của Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM ghi nhận, hoạt động thương mại dịch vụ của Thành phố đang trên đà phục hồi nhanh và tăng trưởng trở lại sau khi tình hình dịch Covid-19 tiếp tục được kiểm soát tốt, người dân quay trở lại thành phố làm việc, thích nghi với tình hình dịch hiện nay. Tâm lý e ngại dịch bệnh như trước đây cũng dần thay đổi.
Theo nhận định của Cục Thống kê Thành phố, trong tháng 3/2022, nhiều đơn vị kinh doanh đã triển khai các chính sách kích cầu trên nhiều phương tiện điện tử, kênh mua hàng trực tuyến, trực tiếp tại cửa hàng nhằm thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, tình hình căng thẳng chính trị trên thế giới, diễn biến giá cả thị trường ở một số nhóm ngành hàng như xăng dầu, sắt thép, vàng bạc, nguyên liệu sản xuất… có nhiều biến động.
Về hoạt động của các công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Đại Phát được biết đến là công ty con của PGT Holdings vào năm 2016 với lĩnh vực kinh doanh chính là cung ứng nguồn lao động chất lượng cao trong nước. Năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm. Ghi nhận kết quả kinh trong năm 2021, Mỹ Phẩm Hồng Xinh đang từng bước phục hồi và phát triển, kì vọng sẽ phát triển bền vững trong tương lai.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2022 dự ước đạt 92.690 tỷ đồng, tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 3% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán lẻ tăng 8,3% so với tháng trước và tăng 11,7% so cùng kỳ; ngành lưu trú và ăn uống tăng 7,8% so với tháng trước và giảm 5,8% so với kỳ
Bên cạnh đó, ngành du lịch Việt Nam cũng như du lịch Thành phố dự báo sẽ có nhiều khởi sắc trở lại sau khi mở cửa du lịch quốc tế vào ngày 15/3, doanh thu ngành du lịch trên địa bàn trong tháng này ước tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 1,4% so với cùng kỳ.
Tính cả quý 1, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 266.942 tỷ đồng, giảm 4,8% so với cùng kỳ. Trong đó, mức giảm tập trung ở nhóm các ngành dịch vụ do lộ trình mở cửa hoạt động trở lại sau dịch Covid-19 diễn ra vào các tháng đầu năm 2022 như dịch vụ karaoke, vũ trường, massage, du lịch… Vì vậy, doanh thu ở các ngành này vẫn còn hạn chế trong quý 1/2022.
Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM, sở dĩ tính cả quý có tỷ lệ giảm, vì ngoài thu nhập và thói quen tiêu dùng của người dân đã có sự thay đổi, thì tâm lý e ngại dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp sau thời gian đầu kết thúc giãn cách, sức mua chưa đạt như kỳ vọng. Tuy nhiên, Thành phố dự báo doanh thu thương mại và dịch vụ trong quý tiếp theo sẽ đạt được mức tăng trưởng dương khi các hoạt động kinh doanh trên địa bàn và sức tiêu thụ của người dân có xu hướng tăng trở lại như hiện nay.
Về doanh thu bán lẻ hàng hóa, ước tính quý 1/2022, thị trường bán lẻ hàng hóa trên địa bàn Thành phố có những tín hiệu tích cực, duy trì được mức tăng trưởng dương với doanh thu ước đạt 161.343 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dịch vụ lưu trú và ăn uống tháng 3 ước đạt 5.764 tỷ đồng, tăng 7,8% so với tháng 02 nhưng giảm nếu tính chung cả quý.
Ước tính cả quý 1, doanh thu lưu trú và ăn uống đạt 15.810 tỷ đồng, giảm 22,4% so cùng kỳ. Ghi nhận cho thấy, liên tiếp qua các tháng 1, 2, 3 của quý I/2022, doanh thu ở nhóm ngành này tháng sau đều có mức tăng khá so với tháng trước. Mặc dù chưa khôi phục được so với cùng kỳ năm 2021, nhưng với tỷ lệ tiêm chủng tại TP.HCM rất cao cũng như người dân đã thích nghi với dịch Covid-19 nên hầu như các hoạt động vui chơi, giải trí, ăn uống, lưu trú đã và đang dần khôi phục trở lại.
Quay trở lại với thị trường chứng khoán ngày 12/4/2022, VN-Index giảm 20,35 điểm (1,35%) còn 1.482 điểm, HNX-Index giảm 9,59 điểm (2,17%) xuống 432,02 điểm, UPCoM-Index giảm 1,97 điểm (1,7%) xuống 113,84 điểm.
Những tin tức liên quan tới các doanh nghiệp lớn gần đây, cùng lo ngại việc FED tăng lãi suất 0,5% trong tháng 5 này đang ít nhiều tác động tới tâm lý giới đầu tư trong nước.
Cổ phiếu của PGT Holdings trên sàn HNX cũng có một phiên giảm điểm nhẹ trong bối cảnh toàn thị trường đổ lửa. Khép lại phiên giao dịch ngày 12/4/2022, PGT khớp lệnh thành công 17,300 cổ phiếu và mức giá đóng cửa 10,000 VNĐ.
Thông tin doanh nghiệp
PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured