Dữ liệu Savills tính tới tháng 11/2020 cho thấy lĩnh vực văn phòng được dự báo là lựa chọn đầu tư cốt lõi với tâm điểm thị trường rơi vào các tài sản có rủi ro thấp, đi kèm các tiêu chí cho dòng tiền ổn định và tọa lạc tại các vị trí tốt nhất. Trong xu hướng này, theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê thương mại, Savills Hà Nội, năm nay thị trường sẽ có nhiều doanh nghiệp tìm kiếm và lựa chọn mô hình văn phòng mở với thiết kế không gian làm việc linh hoạt. Mô hình văn phòng mở đã rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng mới chỉ xuất hiện trong khoảng 3 năm trở lại đây tại Việt Nam.
“Ưu việt hơn mô hình văn phòng truyền thống/cố định, văn phòng mở sở hữu các không gian chung và linh hoạt về công năng. Không đơn thuần chỉ là chỗ ngồi làm việc, đây còn là nơi để giao lưu, kết nối nhân viên trước hoặc sau giờ làm việc. Khả năng sáng tạo, tinh thần nhân viên, hiệu suất làm việc và năng lực kinh doanh của công ty là bốn yếu tố mà doanh nghiệp được hưởng lợi nhất. Về lâu dài, điều này giúp thu hút nhân tài, giữ chân nhân sự chủ chốt, đa dạng nhân sự trong khi giữ được tỷ lệ nghỉ việc luôn ở mức thấp”, bà Minh cho biết.
Đáng chú ý, các công ty công nghệ thông tin từ Ấn Độ cũng đang thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thị trường Hà Nội, không chỉ vì tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, mà còn vì nguồn lao động tốt và chi phí thuê nhân công rẻ hơn các thị trường khác. Vấn đề vắc xin Covid-19 trên thế giới cũng đang có xu hướng tích cực, các quốc gia có niềm tin hơn vào việc mở rộng giao thương quốc tế với Việt Nam, trong đó nổi bật là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Các công ty có sự đa dạng về đội ngũ nhân sự luôn có kết quả kinh doanh tốt hơn các doanh nghiệp không có đa dạng, 15% theo giới tính và 35% theo dân tộc. Trong bối cảnh xu hướng làm việc từ xa và dịch Covid-19 được kiểm soát, nhiều công ty coi đây là cơ hội để thu hẹp quy mô, giảm chi phí vận hành và đầu tư nhiều hơn vào công nghệ. Xu hướng này sẽ tiếp tục được các doanh nghiệp cân nhắc dựa trên sự phát triển của công nghệ, nhu cầu làm việc tập trung vào nghiệp vụ hơn, văn hóa khởi nghiệp và sự thận trọng với đại dịch Covid-19. Để thích ứng tốt với các thay đổi của thị trường dưới tác động của đại dịch, bà Nguyệt Minh nhận định:
“Đối với các khách thuê, họ cần thường xuyên xem xét lại các hợp đồng thuê và bắt đầu đàm phán gia hạn hợp đồng ít nhất sáu tháng trước khi hợp đồng hết hạn. Những khách thuê văn phòng lớn hơn từ 2.000 m2 trở lên, nên bắt đầu quá trình đàm phán này trước một năm để có giải pháp thuê tốt nhất”.
Đối với các chủ nhà, xu hướng về các văn phòng mở đang thách thức các tòa nhà cũ. Các chủ nhà chủ động tạo sự khác biệt bằng các dịch vụ bổ sung và tuân thủ nghiêm ngặt về sức khỏe và an toàn sẽ tăng khả năng cạnh tranh. Các điều khoản thuê sẽ cần ứng biến nhanh chóng hơn nhằm hỗ trợ không gian linh hoạt.
Trong năm 2020, các công ty ngành Công nghệ thông tin dẫn đầu trong việc mở rộng văn phòng, theo sát sau là ngành Hàng tiêu dùng nhanh và Sản xuất. Sang năm 2021, nhu cầu thuê văn phòng của các công ty trong ngành công nghệ thông tin vẫn ở mức cao, bao gồm các lĩnh vực FinTech, Thương mại điện tử, Phát triển phần mềm, Trung tâm dữ liệu, Trung tâm hỗ trợ khách hàng. Khách sạn và Du lịch, các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ Covid-19 sẽ cần ít không gian hơn. Theo cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2021, cả nước có 18,1 nghìn doanh nghiệp mới thành lập với tổng số vốn đăng ký là 334,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4% về số doanh nghiệp mới và tăng 52,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, những thông tin tích cực từ đầu năm cho thấy dòng vốn đầu tư nước ngoài đang dịch chuyển về Việt Nam, trong đó có nhiều tên tuổi lớn của lĩnh vực công nghệ trên thế giới.
Nguồn cung văn phòng Hà Nội sẽ tiếp tục ổn định trong năm 2021 nhưng sẽ đón thêm khoảng 208.000 m2 từ 15 dự án chủ yếu thuộc hạng B đến hết năm 2022. Nguồn cung tương lai đáng kể có thể khiến công suất thuê trung bình giảm đi trong hai năm tới. Về giá thuê, hạng A và B tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ tăng trong năm 2021.
Dữ liệu Savills tính tới tháng 11/2020 cho thấy lĩnh vực văn phòng được dự báo là lựa chọn đầu tư cốt lõi với tâm điểm thị trường rơi vào các tài sản có rủi ro thấp, đi kèm các tiêu chí cho dòng tiền ổn định và tọa lạc tại các vị trí tốt nhất. Trong xu hướng này, theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội, năm nay thị trường sẽ có nhiều doanh nghiệp tìm kiếm và lựa chọn mô hình văn phòng mở với thiết kế không gian làm việc linh hoạt. Mô hình văn phòng mở đã rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng mới chỉ xuất hiện trong khoảng 3 năm trở lại đây tại Việt Nam.
“Ưu việt hơn mô hình văn phòng truyền thống/cố định, văn phòng mở sở hữu các không gian chung và linh hoạt về công năng. Không đơn thuần chỉ là chỗ ngồi làm việc, đây còn là nơi để giao lưu, kết nối nhân viên trước hoặc sau giờ làm việc. Khả năng sáng tạo, tinh thần nhân viên, hiệu suất làm việc và năng lực kinh doanh của công ty là bốn yếu tố mà doanh nghiệp được hưởng lợi nhất. Về lâu dài, điều này giúp thu hút nhân tài, giữ chân nhân sự chủ chốt, đa dạng nhân sự trong khi giữ được tỷ lệ nghỉ việc luôn ở mức thấp”, bà Minh cho biết.
Đáng chú ý, các công ty công nghệ thông tin từ Ấn Độ cũng đang thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thị trường Hà Nội, không chỉ vì tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, mà còn vì nguồn lao động tốt và chi phí thuê nhân công rẻ hơn các thị trường khác. Vấn đề vắc xin Covid-19 trên thế giới cũng đang có xu hướng tích cực, các quốc gia có niềm tin hơn vào việc mở rộng giao thương quốc tế với Việt Nam, trong đó nổi bật là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Các công ty có sự đa dạng về đội ngũ nhân sự luôn có kết quả kinh doanh tốt hơn các doanh nghiệp không có đa dạng, 15% theo giới tính và 35% theo dân tộc. Trong bối cảnh xu hướng làm việc từ xa và dịch Covid-19 được kiểm soát, nhiều công ty coi đây là cơ hội để thu hẹp quy mô, giảm chi phí vận hành và đầu tư nhiều hơn vào công nghệ. Xu hướng này sẽ tiếp tục được các doanh nghiệp cân nhắc dựa trên sự phát triển của công nghệ, nhu cầu làm việc tập trung vào nghiệp vụ hơn, văn hóa khởi nghiệp và sự thận trọng với đại dịch Covid-19. Để thích ứng tốt với các thay đổi của thị trường dưới tác động của đại dịch, bà Nguyệt Minh nhận định:
“Đối với các khách thuê, họ cần thường xuyên xem xét lại các hợp đồng thuê và bắt đầu đàm phán gia hạn hợp đồng ít nhất sáu tháng trước khi hợp đồng hết hạn. Những khách thuê văn phòng lớn hơn từ 2.000 m2 trở lên, nên bắt đầu quá trình đàm phán này trước một năm để có giải pháp thuê tốt nhất”.
Đối với các chủ nhà, xu hướng về các văn phòng mở đang thách thức các tòa nhà cũ. Các chủ nhà chủ động tạo sự khác biệt bằng các dịch vụ bổ sung và tuân thủ nghiêm ngặt về sức khỏe và an toàn sẽ tăng khả năng cạnh tranh. Các điều khoản thuê sẽ cần ứng biến nhanh chóng hơn nhằm hỗ trợ không gian linh hoạt.
Trong năm 2020, các công ty ngành Công nghệ thông tin dẫn đầu trong việc mở rộng văn phòng, theo sát sau là ngành Hàng tiêu dùng nhanh và Sản xuất. Sang năm 2021, nhu cầu thuê văn phòng của các công ty trong ngành công nghệ thông tin vẫn ở mức cao, bao gồm các lĩnh vực FinTech, Thương mại điện tử, Phát triển phần mềm, Trung tâm dữ liệu, Trung tâm hỗ trợ khách hàng. Khách sạn và Du lịch, các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ Covid-19 sẽ cần ít không gian hơn. Theo cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2021, cả nước có 18,1 nghìn doanh nghiệp mới thành lập với tổng số vốn đăng ký là 334,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4% về số doanh nghiệp mới và tăng 52,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, những thông tin tích cực từ đầu năm cho thấy dòng vốn đầu tư nước ngoài đang dịch chuyển về Việt Nam, trong đó có nhiều tên tuổi lớn của lĩnh vực công nghệ trên thế giới.
Nguồn cung văn phòng Hà Nội sẽ tiếp tục ổn định trong năm 2021 nhưng sẽ đón thêm khoảng 208.000 m2 từ 15 dự án chủ yếu thuộc hạng B đến hết năm 2022. Nguồn cung tương lai đáng kể có thể khiến công suất thuê trung bình giảm đi trong hai năm tới. Về giá thuê, hạng A và B tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ tăng trong năm 2021.
Theo Trúc Mai
"https://thuonghieucongluan.com.vn/ha-noi-thi-truong-van-phong-du-bao-linh-hoat-hon-trong-dai-dich-covid-19-a128665.html"