Theo đó, tại làng chiếu Định Yên (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), nhiều cơ sở sản xuất chiếu quy mô lớn và hàng ngàn hộ dệt chiếu nhỏ lẻ, đang đẩy nhanh tiến độ nhằm phục vụ thị trường Tết 2021.
Chị Nguyễn Thị Lợi (ngụ xã Định Yên) cho biết, do ngày tết không còn xa, nên hàng chục lao động tại cơ sở tất bật sản xuất. Với lượng dệt tại chỗ, kết hợp thu mua từ các hộ dệt nhỏ lẻ, mỗi ngày cơ sở của chị Lợi cung ứng ra thị trường 1.000 chiếc chiếu các loại, nếu như trước đây, các công đoạn dệt chiếu chủ yếu bằng tay, thì nay được thay thế bằng những chiếc máy dệt hiện đại, giúp sản xuất chiếu được nhanh, tiện lợi và đáp ứng được nhu cầu thị trường. Chị chia sẻ thêm “Vào dịp tết lượng tiêu thụ mạnh hơn, tuy nhiên năm nay do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên sức tăng không như mong muốn”.
Bà Huỳnh Thị Kim Cương, Phó Chủ tịch UBND xã Định Yên cho biết: “Làng nghề dệt chiếu Định Yên hình thành từ rất lâu đời, được Bộ VH-TT-DL công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 9-2013. Toàn xã có hơn 4.000 hộ dân, trong đó chiếm khoảng nửa hộ dân sống bằng nghề dệt chiếu truyền thống từ nhiều đời. Nghề dệt chiếu góp phần giải quyết cho nhiều lao động địa phương…”.
Bên cạnh đó, Ở làng chổi Cồn Nhỏ (xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) cũng nhộn nhịp lên. Nhiều hộ sản xuất chổi thu hút thêm lao động nhằm đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Ông Nguyễn Ngọc Ẩn (ngụ xã Phú Bình) cho biết, dù ảnh hưởng dịch nhưng thị trường tiêu thụ chổi được xem khá ổn định.
Ông cho biết, với khoảng 30 lao động, cơ sở sản xuất chổi của ông Ẩn đều đảm bảo có việc làm ổn định, không ai mất việc, với thu nhập trung bình 200.000 đồng/ngày. Bình quân mỗi ngày, cở sở sản xuất cả ngàn cây chổi thành phẩm. Ngoài tiêu thụ nội địa, ông còn liên kết với các doanh nghiệp để xuất khẩu đi một số nước. Riêng dịp Tết 2021, sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 20.000 cây chổi, với giá từ 15.000 - 25.000 đồng/cây.
Chủ sản xuất khô lâu năm tại thị trấn Cái Đôi Vàm, cho biết: “Năm nay, nguyên liệu làm khô giá cả ổn định, nên đầu vào thuận lợi. Tuy nhiên, đầu ra thì các mối đặt hàng chưa tăng nhiều, nguyên nhân còn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Dù vậy, mặt hàng khô thường sôi động vào thời điểm cách tết khoảng 1 tháng”.
Ông Tô Trường Sơn, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm cho biết, trên địa bàn có hơn 40 hộ tham gia làng nghề chế biến khô các loại. Tại đây, nổi tiếng và được ưu chuộng nhất vẫn là khô cá khoai. Hiện khô cá khoai Cái Đôi Vàm được cấp nhãn hiệu tập thể, nên người tiêu dùng ngày càng biết đến, nhờ đó thuận lợi cho việc tiêu thụ.
Những năm gần đây, cùng với đặc sản tôm khô nổi tiếng cả nước, thì sản phẩm bánh phồng tôm của Cà Mau ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì thế, sản phẩm này được các cơ sở sản xuất liên tục đầu tư nâng cao mẫu mã và chất lượng.
Hiện một ngày, cơ sở sản xuất đưa ra thị trường từ 400 - 500kg (tăng gấp đôi so với ngày thường) bánh phồng tôm các loại và dự kiến thời gian tới sản lượng sẽ tăng thêm. Để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, thời gian qua, doanh nghiệp chủ động chọn lọc kỹ về nguyên liệu đầu vào, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm tự động hóa nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất, nhất là hệ thống phơi sấy bánh. Nhờ đó, sản phẩm của đơn vị đã được đưa vào các hệ thống phân phối lớn như siêu thị Co.opmart, Big C, Aeon… Ngoài ra, còn cung cấp cho một số đối tác để xuất khẩu ra nước ngoài.
Theo Thùy Linh
"https://thuonghieucongluan.com.vn/dbscl-tat-bat-khan-truong-tao-ra-nhieu-san-pham-cung-ung-cho-thi-truong-tet-a121745.html"