Theo kế hoạch cung ứng và vận hành được Bộ Công Thương điều chỉnh, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2024 được điều chỉnh là 310 kWh, tăng khoảng 4 tỷ kWh so với kế hoạch đưa ra hồi năm ngoái, trong đó mùa khô là 151 tỷ kWh và múa mưa là 159,7 tỷ kWh.
Tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại dầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc các tháng cao điểm mùa kho (4,5,6,7) trong năm 2024 để dự phòng điều hành công tác đảm bảo cho hệ thống điện được điều chỉnh là 111,4 tỷ kWh, cao hơn 2 tỷ kWh so với kế hoạch cũ.
Việc điều chỉnh này được nhà điều hành đưa ra trên cơ sở nhu cầu sử dụng điện cả nước và miền Bắc tăng vọt trong 3 tháng đầu năm, hơn 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số địa phương nhu cầu năng lượng cho sản xuất, dịch vụ tăng cao như Quảng Ninh 45%, Khánh Hòa 39%...
Điện cho quản lý tiêu dùng chiếm tỷ trọng 35,2% cũng có xu hướng tăng cao với mức tăng trưởng khoảng 13,7% với nguyên nhân chủ yếu do nắng nóng từ đầu tháng 3 và kéo dài, nhiệt độ cao nhất là 36,45 độ C cao hơn tháng 3 năm 2023 (34,13 độ C).
Trong bối cảnh tình hình thủy văn không thuận lợi, các nguồn nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than khu vực miền Bắc đã được huy động cao để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tăng cao hơn so với dự báo. Kết hợp với giải pháp tăng cường truyền tải điện từ miền Nam, miền Trung ra miền Bắc, hệ thống điện quốc gia đã đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân.
Năm 2023, Bộ Công Thương đã ban hành kế hoạch cung cấp điện, vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (các tháng 4, 5, 6, 7) trong năm 2024. Tuy nhiên, để bám sát tình hình thực tiễn, trên cơ sở báo cáo cập nhật của EVN, Bộ đã điều chỉnh kế hoạch trên, bảo đảm phù hợp với thực tế.
Bộ yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.