1. Không đưa trẻ đến trường nếu phụ huynh hoặc trẻ là:
- Đang là F0, F1 đang trong thời gian cách ly tại nhà.
- Bé có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
- Thường xuyên liên lạc với chủ nhiệm lớp và trưởng hội phụ huynh của con để nắm tình hình dịch bệnh ở trường.
- Nếu ở lớp có bé là F0, các bố mẹ hết sức bình tĩnh để cùng nhà trường, bác sĩ giải quyết. Theo bác sĩ Cường, nếu con đeo khẩu trang đúng nguyên tắc thì nguy cơ lây nhiễm rất thấp.
2. Đeo khẩu trang cho phụ huynh và cho trẻ khi đến trường:
- Dặn dò bé luôn đeo khẩu trang khi học ở trường.
- Đeo khẩu trang đúng cách:
Đeo kín mũi, miệng, cằm.
Đeo khẩu trang sát mặt, thanh nhựa hoặc kim loại ôm sát mũi.
Đeo khẩu trang khi giao tiếp với các bé khác.
Khi tháo khẩu trang nên nhắm mắt, nín thở, tháo để đúng nơi quy định.
- Bé nên mang dự phòng khẩu trang khi cần thiết thay thế.
3. Hướng dẫn trẻ rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn vào các thời điểm:
- Trước khi đến trường.
- Sau khi trở về nhà.
- Sau khi tay bẩn, trước khi ăn, sau đi vệ sinh,...
- Rửa tay theo hướng dẫn của nhân viên nhà trường.
Bác sĩ lưu ý, phụ huynh nên trang bị cho bé thêm dung dịch sát khuẩn mang theo khi đến trường (đối với bé trên 6 tuổi, có thể ý thức được thành phần, công dụng của dung dịch sát khuẩn nhanh).
Bác sĩ khuyến cáo 10 việc cha mẹ cần làm để phòng chống dịch cho con quay lại trường học (Ảnh: Viết Thanh)
4. Trẻ súc miệng và xịt mũi bằng nước muối thường xuyên:
- Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất hiệu quả dự phòng nhiễm các bệnh đường hô hấp.
- Bố mẹ có thể chuẩn bị pha sẵn các chai nước muối để con mang đi.
- Chuẩn bị các lọ xịt họng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý ngày 5-6 lần để làm sạch, làm ẩm niêm mạc mũi.
5. Đảm bảo con chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và thể dục hợp lý:
- Để con có sức đề kháng tốt chống lại Covid-19 thì bé phải được ăn uống hợp lý.
- Cho con tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, duy trì thể lực tốt.
- Ngủ đúng giờ, không thức quá 11h để xem phim hay chơi game gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Nếu bé mất ngủ có thể cho bé nghe nhạc nhẹ không lời để dễ ngủ hơn.
6. Kiểm tra sức khỏe trẻ và các thành viên trong gia đình thường xuyên:
- Đo nhiệt độ cho con ngày 2 lần: mỗi lần đo để nhiệt kế trong 5 phút.
- Đo SpO2 ngày 2 lần: trẻ nhỏ nên đo ngón chân cái nếu ngón tay không đo được.
- Theo dõi sức khỏe của trẻ và các thành viên trong gia đình: Nhiệt độ, SpO2, đếm tần số thở của con, tình trạng ăn uống và đi ngoài.
- Nếu trẻ có biểu hiện sốt, ho, khó thở, cha mẹ chủ động cho trẻ nghỉ học, đồng thời báo ngay với nhà trường, đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.
7. Giữ khoảng cách giữa các trẻ:
- Các bé trong lớp học cần ngồi đúng khoảng cách đảm bảo an toàn và học hiệu quả.
- Tránh để các bé chơi đùa mệt quá dẫn đến tháo khẩu trang trong khi chơi đùa.
8. Hạn chế tiếp xúc các dụng cụ:
- Bố mẹ nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tránh thiếu dẫn đến con phải mượn bạn.
- Trẻ cần bỏ các thói quen xấu như ngậm bút khi học, không đưa tay lên mũi miệng.
- Sát trùng mặt bàn học và các dụng cụ học tập: cặp sách, bút, thước,...
- Thay quần áo mỗi ngày khi con đi học về.
9. Cha mẹ phối hợp với nhà trường:
- Gia đình cần nghe theo những hướng dẫn của nhà trường trong phòng và chống dịch Covid-19.
- Trách nhiệm của nhà trường:
Đo thân nhiệt cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trước khi vào trường và lớp học.
Thực hiện đeo khẩu trang đúng cách.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Không dùng chung các đồ dùng cá nhân.
Bỏ rác đúng nơi quy định.
Tổ chức khử khuẩn, vệ sinh các bề mặt thường xuyên tiếp xúc, khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, cầu thang, phương tiện đưa - đón học sinh.
Hạn chế phụ huynh học sinh, người không có nhiệm vụ vào trong trường.
- Không để bé lang thang đi chơi tại các quán game hay ăn uống tụ tập quanh cổng trường.
10. Tiêm chủng vaccine đủ và đúng độ tuổi theo yêu cầu nhà trường và y tế địa phương:
- Trẻ em từ > 12 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine.
- Trẻ em từ 5-11 tuổi đã có khuyến cáo tiêm vaccine cần tham khảo Bộ Y tế.