Bắt kịp xu hướng mới trong chuyển đổi số tài chính

12/08/2023 09:11

Trước bối cảnh mới của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nổi lên của công nghệ tài chính - Fintech, chuyển đổi số trở thành điều kiện cần và đủ đối với ngành tài chính Việt Nam, là hướng đi tất yếu giúp thích ứng và vượt lên thách thức của bối cảnh 4.0.

photo-1691674828230

Thứ nhất, các doanh nghiệp hướng tới chuyển đổi số theo hướng tiết kiệm hơn do lo ngại về một cuộc suy thoái.

Thống kê toàn cầu cho hay, 74% giám đốc điều hành của các ngân hàng cho rằng việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số đóng vai trò thiết yếu trong chiến lược cạnh tranh. Tuy nhiên, 46% trong số đó đã phải tạm ngưng hoặc cắt giảm chiến lược chuyển đổi số do lo ngại về một cuộc suy thoái có thể xảy ra trong tương lai gần.

Thứ hai, tình hình kinh tế tại Việt Nam khả quan hơn, nhiều cơ hội cho sáng tạo đổi mới nói chung và đổi mới tài chính nói riêng tại Việt Nam. Các doanh nghiệp dịch vụ tài chính trong nước đang đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây vào tự động và tối ưu hóa kinh doanh vận hành.

Kết quả khảo sát công bố mới đây, Việt Nam xếp thứ 2 trong số 10 quốc gia được khảo sát về mức độ ứng dụng chuyển đổi số vào nâng cao trải nghiệm và gắn kết khách hàng, cao hơn cả những cường quốc Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, và Ấn Độ.

Khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, khoảng 63% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số giúp gia tăng lợi nhuận. Trong khi đó có 57% doanh nghiệp khẳng định chuyển đổi số giúp tăng lợi thế cạnh tranh; 56% ứng dụng chuyển đổi số giúp cải thiện gắn kết và chăm sóc khách hàng.

Việt Nam hiện đang xếp thứ 48 trong tổng số 132 quốc gia về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, đứng thứ 4 tại Đông Nam Á.

Thứ ba, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là ưu tiên chiến lược của các doanh nghiệp tài chính, đặc biệt là các yếu tố về môi trường- xã hội- quản trị (ESG).

Trong báo cáo dự báo thị trường, các chuyên gia cho rằng các ngân hàng nên nhìn nhận lại những sản phẩm và dịch vụ truyền thống để tìm cách tạo ra các nguồn giá trị mới. Những lĩnh vực được đánh giá giàu tiềm năng bao gồm tài chính nhúng, công nghệ tài chính, định danh điện tử, và tài chính xanh… Nhiều hướng đi có thể khai thác, nhưng bài toán được đặt ra cho ngành ngân hàng là làm sao có thể chuyển mình một cách nhanh chóng, hiệu quả mà vẫn tiết kiệm nguồn lực để không "hụt hơi" trên đường đua dài hạn.

Ngoài doanh thu và lợi nhuận, quá trình chuyển đổi số còn phải xét đến những yếu tố về tính minh bạch, quản lý rủi ro, và trách nhiệm xã hội, với sự theo dõi sát sao từ công chúng, các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế. Trong khảo sát, 54% các ngân hàng nhắc đến yếu tố "khí hậu" trong báo cáo tài chính. Điều này cho thấy đây là từ khóa có sức nặng trong tầm nhìn phát triển doanh nghiệp. 38% CEO ngân hàng cho rằng các chương trình ESG giúp tăng hiệu suất tài chính, tăng 26% so với năm trước.

Thứ tư, hợp tác phát triển là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, không có một công thức chung nào có thể đảm bảo sự thành công của chiến lược chuyển đổi số. Tuy nhiên, việc trao đổi kinh nghiệm và hợp tác giữa các tổ chức tài chính được coi là cách tiếp cận cần thiết để xây dựng một nền tài chính vững mạnh. Trên thực tế, 26% giám đốc ngân hàng được khảo sát cho rằng hợp tác chiến lược với các bên thứ 3 là ưu tiên hàng đầu của họ trong việc đẩy mạnh tăng trưởng.

Đặc biệt, ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, các CEO tài chính sẵn sàng bắt tay với các đối tác mới hơn 6% so với mức trung bình thế giới.

Thực tế triển khai áp dụng của một số doanh nghiệp

Gần nhất, một bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings (HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.

photo-1691674829726

Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

photo-1691674830320

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Quay trở lại TTCK, VN-Index giảm 13,38 điểm (1,08%) xuống còn 1220,61 điểm. HNX giảm 1,97 điểm (0,8%), xuống còn 243,91 điểm. UPcOM giảm 0,7 điểm (0,75%) xuống còn 93,10 điểm. Toàn sàn có 35 mã tăng trần, 266 mã tăng giá, 748 mã đứng giá, 536 mã giảm giá, và 15 mã giảm sàn.

Khép lại phiên giao dịch ngày 10/8/2023, mã PGT đóng cửa với mức tăng trần 3.900 VNĐ.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Bạn đang đọc bài viết "Bắt kịp xu hướng mới trong chuyển đổi số tài chính" tại chuyên mục TIN TỨC.