1.1.Thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em
Theo số liệu điều tra dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2018: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi là 24,3% và suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi của trẻ không đạt so với chuẩn tăng trưởng của WHO 2006) là 13,1%.
Định nghĩa: “Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của trẻ”. Nói một cách khác là trẻ có cân nặng, chiều cao, vòng cánh tay, một số chỉ số cận lâm sàng,… không đạt/thấp hơn so với tiêu chuẩn của trẻ bình thường.
Hậu quả của suy dinh dưỡng: Khi trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ có những hậu quả và ảnh hưởng đến phát triển của trẻ như sau:
- Kém phát triển thể lực: Thấp bé, nhẹ cân - cân nặng và chiều cao thấp hơn các bạn cùng tuổi và giới, mệt mỏi, yếu ớt.
- Kém phát triển trí tuệ: Lực học kém, chậm nói, giao tiếp xã hội kém, giảm khả năng tập trung,... ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
- Dễ bị mắc bệnh do virus, vi khuẩn, nấm,... hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh lý mạn tính.
- Tăng nguy cơ tử vong.
- Có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, thừa cân, béo phì khi trưởng thành.
1.2. Phân loại suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi theo các chỉ số nhân trắc theo chuẩn tăng trưởng của WHO 2006
Để đánh giá dinh dưỡng toàn diện cần có ít nhất 3 chỉ số: Cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao. Các chỉ số này sẽ được so sánh với bảng tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của trẻ từ 0 - 5 tuổi theo số liệu mới nhất của WHO khuyến cáo áp dụng năm 2006 (trẻ em dưới 5 tuổi). Trong bảng có 1 số ký hiệu bạn cần biết:
- 1SD: Dưới chuẩn độ 1 (nguy cơ/đe dọa suy dinh dưỡng).
- 2SD: Dưới chuẩn độ 2 (Suy dinh dưỡng mức độ vừa).
- 3SD: Dưới chuẩn độ 3 (Suy dinh dưỡng mức độ nặng).
Dưới đây là cách phân biệt loại suy dinh dưỡng đơn giản mà bạn cần biết:
+ Suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi):
- Chiều cao/tuổi từ -2SD trở lên : Bình thường
- Chiều cao/tuổi từ < -2SD đến ≥ -3SD : Suy dinh dưỡng thấp còi vừa
- Chiều cao/tuổi < -3SD : Suy dinh dưỡng thấp còi nặng
+ Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi):
- Cân nặng/tuổi từ -2SD đến +2SD : Bình thường
- Cân nặng/tuổi từ < -2SD đến ≥ -3SD : Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân vừa
- Cân nặng/tuổi < -3SD : Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân nặng
- Cân nặng/tuổi > +2SD : Thừa cân
+ Suy dinh dưỡng thể gầy còm:
- Cân nặng/chiều cao từ < -2SD đến +2SD : Bình thường
- Cân nặng/chiều cao từ < -2SD đến ≥ -3SD : Suy dinh dưỡng thể gầy còm vừa
- Cân nặng/chiều cao < -3SD : Suy dinh dưỡng thể gầy còm nặng
- Cân nặng/chiều cao từ > +2SD : Thừa cân
Kết quả cân nặng và chiều cao của trẻ được so sánh với bảng tham chiếu của Tổ chức Y tế Thế giới (2006). Đánh giá tăng trưởng chiều cao: Từ -2SD đến +2SD là trẻ bình thường; Trẻ có chiều cao thấp hơn -2SD là bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Đánh giá về cân nặng theo tuổi của trẻ và cân nặng theo chiều cao cũng tương tự như vậy.
Ví dụ:
- Bé trai 20 tháng tuổi có chiều cao 78cm: Bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi vì chiều cao thấp hơn -2SD, căn cứ vào bảng tiêu chuẩn chiều cao của trẻ từ 0 - 2 tuổi theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới WHO 2006 thì -2SD là 78,6 cm.
- Bé gái 22 tháng tuổi có cân nặng 8,3kg: Bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân vì cân nặng của bé thấp hơn -2SD, căn cứ vào bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ từ 0 - 2 tuổi theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới WHO 2006 thì -2SD là 8,7 kg.
Suy dinh dưỡng cấp tính:
Ngoài 3 loại suy dinh dưỡng (thể thấp còi, thể nhẹ cân và thể gầy còm) nêu trên thì còn có suy dinh dưỡng nặng cấp tính ở trẻ nhỏ do thiếu ăn cấp hoặc bệnh tật (tiêu chảy, viêm đường hô hấp…). Tuy nhiên, thể suy dinh dưỡng này hiện nay chỉ gặp ở những vùng nghèo, đói ăn, thiên tai hoặc khi trẻ bị bệnh nặng...
Một số biểu hiện của suy dinh dưỡng cấp tính:
Chỉ tiêu nhân trắc cho trẻ 12-59 tháng tuổi:
- Vòng cánh tay dưới 11,5 cm.
- Cân nặng theo chiều cao (chiều dài): < -3SD.
Một số thể suy dinh dưỡng cấp tính nặng có thể gặp ở trẻ nhỏ như Kwashiorkor và Marasmus.
* Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor): Nguyên nhân chủ yếu do thiếu protein (đạm). Dấu hiệu nhận biết là:
- Có biểu hiện phù dinh dưỡng, phù 2 chi dưới sau phù toàn thân (phù trắng mềm, ấn lõm). Khi phù vòng cánh tay, cân nặng có thể bình thường; Trẻ hay bị rối loạn tiêu hoá, viêm phổi.
- Trẻ bị thiếu các vitamin A và khoáng chất (canxi), gan to do thoái hoá mỡ và suy tim do thiếu đạm,…
- Các triệu chứng cận lâm sàng: Protein máu giảm, Pre-albumin máu giảm, huyết sắc tố giảm, Hematocrit giảm, Natri và Kali giảm…
* Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus): Nguyên nhân chủ yếu do khẩu phần ăn thiếu năng lượng. Một số biểu hiện:
- Trẻ gầy đét, mặt hốc hác, da nhăn nheo như cụ già, mất hết lớp mỡ dưới da,…
- Trẻ có triệu chứng thiếu các vitamin A, D, K, B1, B12…
- Trẻ mất cảm giác thèm ăn.
- Các triệu chứng cận lâm sàng: Protein máu giảm, Pre-albumin máu giảm, huyết sắc tố giảm, Hematocrit giảm…
1.3. Một số chỉ tiêu cận lâm sàng và lâm sàng của suy dinh dưỡng
- Protein máu có thể giảm nhẹ.
- Hb thường giảm < 110 g/dl.
- Albumin máu giảm nhẹ.
- Điện giải đồ: Kali, Natri máu thường giảm.
- Xét nghiệm các vi chất dinh dưỡng thường thấp.
- Xét nghiệm miễn dịch: Lympho T, IgA thường giảm.
- Xét nghiệm hormon nội tiết đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi thường có biểu hiện rối loạn nội tiết…
- Trẻ suy dinh dưỡng thường có biểu hiện biếng ăn, rối loạn tiêu hoá…
2. Nguyên nhân suy dinh dưỡng
- Nguyên nhân suy dinh dưỡng thường gặp là do chế độ ăn không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ hoặc do mắc một số bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá hay uống kháng sinh kéo dài ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Trẻ suy dinh dưỡng thường kèm theo thiếu các vi chất dinh dưỡng (thiếu vitamin và chất khoáng) hay gặp nhất là thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu kẽm gây biếng ăn, chậm lớn hoặc bị còi xương do thiếu vitamin D, canxi…
- Nguyên nhân của suy dinh dưỡng còn có thể do trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, chế độ chăm sóc không tốt, ví dụ: Trẻ không được bú mẹ, ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm không đúng, kiêng khem quá mức dẫn đến không đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
- Nguyên nhân của suy dinh dưỡng thấp còi thường là do hậu quả của thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài hoặc trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn lâu ngày, dẫn đến thiếu các vitamin A, sắt, kẽm, canxi… Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi thường dẫn đến chậm phát triển chiều cao/tầm vóc thấp bé, chậm phát triển trí tuệ - học tập kém; Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động, hiệu quả kinh tế gia đình.
- Những phụ nữ bị suy dinh dưỡng thấp còi/tầm vóc bé có nguy cơ cao hơn về biến chứng sản khoa do khung chậu nhỏ, có nguy cơ sinh con nhẹ cân tạo thành một vòng luẩn quẩn của suy dinh dưỡng liên thế hệ. Mặt khác, suy dinh dưỡng thấp còi khi nhỏ dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính khi trưởng thành.
- Nguyên nhân của suy dinh dưỡng cấp tính thường do thiếu ăn cấp tính do nạn đói, nghèo, thiên tai… và bệnh lý cấp tính nặng như tiêu chảy, viêm đường hô hấp nhưng trẻ không được chăm sóc dinh dưỡng tốt. Ngoài ra, một số bệnh mạn tính ảnh hưởng đến tiêu hoá, chuyển hoá như dị tật ống tiêu hóa, bệnh tim… cũng dẫn đến giảm hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng của trẻ.
3. Một số giải pháp can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
+ Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hoá,…). Song song với chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, cần điều trị khỏi các bệnh nhiễm khuẩn gây suy dinh dưỡng ở trẻ.
+ Theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ hàng tháng khi trẻ dưới 12 tháng tuổi và 2 - 3 tháng/lần khi trẻ trên 12 tháng tuổi để kịp thời phát hiện dấu hiệu chậm tăng trưởng (suy dinh dưỡng). So sánh với biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sự phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ với mục đích triển khai các giải pháp can thiệp dinh dưỡng phù hợp và sớm khi trẻ có nguy cơ chậm tăng trưởng để phòng chống suy dinh dưỡng.
+ Đầu tư vào 1000 ngày đầu đời của trẻ (từ khi mẹ bắt đầu mang thai cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi) là yếu tố quan trọng nhất để phòng chống suy dinh dưỡng. Chăm sóc dinh dưỡng sớm cho phụ nữ mang thai (bổ sung đa vi chất hoặc sắt folic, canxi,…) giúp bà mẹ tăng cân ổn định, có tình trạng dinh dưỡng tốt khi mang thai và sinh con khoẻ mạnh, không bị cân nặng sơ sinh thấp < 2500 g. Con sinh ra khỏe mạnh, ít có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
+ Thực hành lý tưởng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ:
- Cho trẻ bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh.
- Không cho trẻ ăn uống gì trước khi bú mẹ. Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng tuổi.
- Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày).
- Cho trẻ ăn đủ số bữa và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
- Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung thực phẩm giàu năng lượng và các chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thịt, cá, trứng và thêm dầu mỡ vào bột/cháo hàng ngày.
- Nếu trẻ biếng ăn: Chia nhỏ các bữa ăn và cho ăn nhiều bữa trong ngày. Bổ sung mỡ/dầu vào thức ăn của trẻ; Cho trẻ ăn thêm sữa chua (sữa chua ăn, sữa chua uống); Bổ sung chất xơ hoà tan cũng như vi chất dinh dưỡng…
+ Bổ sung vi chất dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ:
- Bổ sung vitamin A cho trẻ 6 - 59 tháng tuổi.
- Bổ sung kẽm dự phòng cho trẻ 12 - 59 tháng (đặc biệt những trẻ bị tiêu chảy).
- Để giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, cha mẹ cần giải quyết được các vấn đề sau:
+ Bổ sung đa vi chất dinh dưỡng (các vitamin A, D, nhóm B, E, K… và khoáng chất: Fe, Zn, Ca, Magie, Phospho, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, canxi…) nâng cao sức đề kháng tự nhiên, làm hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp ăn ngon, tăng cường hấp thu dưỡng chất, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa cho những trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng và có nguy cơ suy dinh dưỡng.
+ Bổ sung vi khuẩn có lợi probiotic - chủng vi khuẩn sinh bào tử Bacillus subtilis giúp duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, phòng ngừa và cải thiện tình trạng loạn khuẩn đường ruột, hấp thu kém hiệu quả.
+ Bổ sung nhóm thảo dược an toàn, lành tính với trẻ nhỏ, kích thích hệ tiêu hóa sản xuất men tiêu hóa nội sinh như: Bạch truật, hoài sơn, sơn tra có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, kích thích sản xuất men tiêu hóa, cải thiện tình trạng khó tiêu đầy bụng, khiến trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thu dưỡng chất. Các vị dược liệu này được coi là nguồn cung cấp chất xơ, vi chất tự nhiên cho cơ thể, tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển, sản sinh men vi sinh giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, hấp thu tối đa chất dinh dưỡng, cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng,...
+ Bổ sung cho trẻ chất Inulin - chất xơ có nguồn gốc từ thực vật và chất xơ hòa tan fructose oligosaccharide (FOS): Giúp phòng ngừa và khắc phục chứng táo bón, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, tạo môi trường nuôi dưỡng lợi khuẩn, làm tăng số lượng men vi sinh trong đường ruột.
Áp dụng đồng thời tất cả các giải pháp trên, đặc biệt là bổ sung chất xơ, khoáng chất, vitamin cần thiết và cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Cốm vi sinh BEBUGOLD Cốm vi sinh BEBUGOLD là sản phẩm cốm chứa thành phần Bacillus subtilis kết hợp với các thành phần khác như: Calcium gluconate; Inulin; Fructose oligosaccharide; Cao Bạch truật; Cao Hoài sơn; Cao Sơn tra; L-Lysine; Taurine; Magnesium; Kẽm gluconate; vitamin B5; vitamin B6; Vitamin B2; Vitamin B1... giúp bổ sung lợi khuẩn, vitamin và khoáng chất. Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp ăn ngon và giảm các biểu hiện do loạn khuẩn đường ruột. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Cốm vi sinh BEBUGOLD dùng cho người bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hoặc dùng kháng sinh kéo dài với các biểu hiện: Đau bụng, khó tiêu, táo bón, phân sống. Trẻ kém ăn, suy dinh dưỡng, kém hấp thu.
Hướng dẫn sử dụng: Trẻ từ 1 – 6 tuổi: Uống 2 gói/ngày chia 2 lần. Cách pha: Cốm pha với nước nguội, nước ấm, khuấy đều cho tan và uống ngay. Có thể trộn chung với sữa, thức ăn. Tuy nhiên, cần lưu ý nhiệt độ thức ăn không nên quá nóng (dưới 40 0C). Tốt nhất là nên dùng sau khi ăn 30 phút. Nên sử dụng từng đợt từ 1 – 3 tháng để có kết quả tốt. Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu. Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội. ĐT: 024.38461530 – 024.37367519 Hiện nay, nhãn hàng BEBUGOLD đang có chương trình TÍCH ĐIỂM - TẶNG QUÀ, tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp cốm vi sinh BEBUGOLD. Đặc biệt, để khẳng định thêm chất lượng, cốm vi sinh BEBUGOLD cam kết hoàn tiền 100% nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả. Chi tiết liên hệ tổng đài miễn cước: 18006214, hotline (ZALO/VIBER): 0917.212.364 Website: https://bebugold.vn/ *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
Theo GS.TS.BS. Lê Thị Hợp - Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam,
Nguyên Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng