Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, 6 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh Covid-19 bùng phát phức tạp, chúng ta đã đảm bảo phòng chống dịch, phục hồi kinh tế đạt được những kết quả đạt được rất đáng mừng. Vấn đề nổi bật là đời sống nhân dân, an sinh xã hội đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống nhân dân cải thiện, thu nhập bình quân lao động trên cả nước tăng lên 4,3 triệu đồng, thu nhập bình quân thành thị đạt 7,1 triệu, tăng 400.000 đồng so với cùng kỳ.
Về vấn đề việc làm, khi thế giới đang vất vả chống lại dịch bệnh Covid-19, kéo theo chuỗi cung ứng gián đoạn việc làm khiến tỷ lệ thất nghiệp cao, thị trường lao động Việt Nam quý 2/2020 cũng có diễn biến phức tạp. Số lao động có việc làm giảm đi, duy trì 52,1 triệu lao động, giảm 1,2 triệu lao động so với cùng kỳ, tỷ lệ thất nghiệp chung 2,26%, năm 2019 là 1,98%. Riêng tỷ lệ thất nghiệp quý 2/2020 là 2,52%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 3,62%, thiếu việc làm chung đạt 2,58% trong 6 tháng đầu năm 2020.
Ngành du lịch, hàng không, dịch vụ, lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài không được triển khai trong quý 2/2020. Cho đến nay tín hiệu khởi sắc là thị trường lao động Việt Nam phục hồi nhanh chóng. Riêng tháng 6 vừa rồi có 120.000 lao động được giải quyết viẹc làm do các ngành nghề trở lại hoạt động. Dự báo thị trường lao động quý 3/2020 sẽ tươi sáng hơn, đạt tỷ lệ 55,4%, tương đương đầu quý 1/2020. Số người lao động mất việc quay lại làm ở mức trung bình 80.000-90.000 người.
Lao động Việt Nam ở nước ngoài quý 2/2020 không giải quyết được nhưng đầu tháng 8 sẽ mở cửa trở lại lại sau khi chúng ta hợp tác với một số nước. Nếu trở lại được với một vài thị trường lao động tiềm năng, sẽ tăng 10-15% lao đông trong quý 3/2020. Riêng một số ngành nghề như thương mại điện tử tăng đột biến với nhiều đơn hàng trực tuyến, hay ngành nghề lắp ráp linh kiện, may mặc có nhu cầu lao động lớn, riêng 3 công ty may mặc lớn đã đăng ký trên 6.000 người.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận lại quý 2 mới là thử thách ban đầu, ngừng viêc tạm thời, nhưng dự báo tỷ lệ thất nghiệp thực sự trong quý 3 sẽ phức tạp bởi nhiều doanh nghiệp sản xuất thiếu phụ liệu sản xuất, hay lưu kho hàng hoá không xuất khẩu được, dẫn đến lao động mất việc như ngành giày da, may mặc….
Về việc thực hiện Nghị quyết 42 và Quyết định 15 về an sinh xã hội, nhìn tổng quát các địa phương, các cấp, các ngành đều vào cuộc quyết liệt. Đến cuối tháng 6, các địa phương đã hỗ trợ được 15,8 triệu người với 6 nhóm đối tượng, chi phí hỗ trợ 17,5 nghìn tỷ. Các địa phương đã giải ngân hơn 11.000 tỷ đồng, hỗ trợ 15 triệu người, gần 7.000 hộ kinh doanh, lao động mất việc, lao động tự do, người cận nghèo, người nghèo, người có công với cách mạng…
Nhân xét chung, các địa phương đã chủ động triển khai gói hỗ trợ, nhiều chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, đến nay tổng thể cho thấy cơ bản các đối tượng đã được hỗ trợ phê duyệt, nhất là nhóm người nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng, người mất việc, dừng việc…chính sách bảo hiểm xã hội đang thực sự phát huy tác dụng.
Về việc thanh tra kiểm tra giám sát đang được đại biểu quốc hội và người dân quan tâm, hàng ngày qua đường dây nóng, đã tiếp cận 50.000 thông tin, giám sát 30/63 tỉnh, thành phố. Ngoài tỉnh Thanh Hoá đã dừng toàn bộ hỗ trợ thì cả nước phát hiện 3 thôn bản có vi phạm. Tất cả những sự việc này đều được ngăn chặn xử lý nghiêm minh.
Về gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng, đang gặp khó khăn trong tiếp cận do đưa ra tiêu chí cao. Do đó, thứ nhất, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đề xuất Chính phủ điều chỉnh mở rộng thêm một đối tượng khó khăn đó chính là giáo viên trường tư thục bị mất việc nhưng chưa được hỗ trợ, nhưng kinh phí vẫn nằm trong gói đã được phê duyệt.
Thứ hai, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đề nghị nới lỏng thêm tiêu chí cho doanh nghiệp vay trả lương, bỏ tiêu chí thứ hai, đó là doanh nghiệp không có nguồn thu mới được vay, bởi nếu không có nguồn thu thì giải thể rồi, do đó đề nghị Chính phủ cho điều chỉnh, giao lại cho Bộ Lao động Thương binh Xã hội cùng Ngân hàng Nhà nước thực hiện trong thời gian ngắn nhất tiếp cận, đồng thời cho doanh nghiệp vay hết tháng 12/2020 để kích cầu tiêu dùng, sản xuất.
Thứ ba là kỉ niệm ngày Thương binh – Liệt sỹ, thực hiện nghị quyết của Chính phủ, trong tháng 5, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã hướng dẫn địa phưởng triển khai, đề nghị địa phương bám sát kế hoạch triển khai, chú ý rà soát 4 chỉ tiêu, quan tâm tặng quà cho các gia đình chính sách, không để các gia đình chính sách còn trong diện hỗ nghèo, hiện toàn quốc đa có 9.000 hộ. Bên cạnh đó, tập trung giải quyết hồ sơ tồn đọng, hiện còn 8 địa phương, phải khắc bia mộ trên các phần mộ liệt sĩ vô danh.
Thứ tư là giải quyết dứt điểm hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 52 của Thủ tướng, 1 số hoạt động quy mô lớn, trao bằng Tổ quốc ghi công, gặp mặt mẹ Việt Nam anh hùng, đây sẽ là cuộc gặp mặt ịch sử với 4988 mẹ trong 140.000 mẹ đang sống, bởi 1 số địa phương hiện đã không còn còn mẹ Việt Nam anh hùng.
Còn 2 tỉnh Vĩnh Long, Hải Dương thiếu kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, xin đề xuất cho phép Bộ Tài chính bổ sung chi phí cho 2 tỉnh. Còn 7 địa phương được cấp tiền rồi nhưng do vận động được nguồn khác hỗ trợ nên xin phép được chuyển cho địa phương sử dụng cho gia đình khác khó khăn, tuy nhiên nguồn kinh phí vẫn nằm trong 8.300 tỷ Thường vụ cho phép.
Với những kiến nghị, đề xuất trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trước đó chúng ta dự báo giãn cách xã hội 3 tháng nhưng nay chỉ còn 1 tháng, do đó chưa giải ngân hết các gói hỗ trợ là điều đáng mừng. Bên cạnh đó, Thủ tướng đồng ý cho doanh nghiệp vay không lãi đến hết tháng 12/2020, điều chỉnh tiêu chí theo đề xuất trong gói 16.000 tỷ đồng nhưng khẳng định ngân sách chỉ ở mức độ đó.
Theo Trúc Mai
"https://thuonghieucongluan.com.vn/bo-truong-bo-lao-dong-thuong-binh-xa-hoi-de-xuat-them-doi-tuong-lao-dong-duoc-ho-tro-thu-nhap-a105642.html"