Thị trường nội địa - nền tảng để DN phục hồi sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh khó khăn này, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19. Trong nhóm giải pháp đó, kích cầu tiêu dùng nội địa là một trong những giải pháp quan trọng.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu sụt giảm, nhiều đơn hàng đã bị huỷ hoãn tác động rất lớn tới cung- cầu, trong khi đó thì trường nội địa cũng có sự sụt giảm, sức mua trong giảm trong thời gian giãn cách ly. Tuy nhiên, với gần 100 triệu dân, thị trường nội địa vẫn là mảnh đất “màu mỡ”, còn dư địa rất lớn để doanh nghiệp (DN) duy trì sản xuất, khai thác trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.

Ảnh minh họa

 

Đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 1/2020 đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại của thị trường nội địa.

Tại thị trường trong nước, người dân cũng có tâm lý thu hẹp chi tiêu, mua sắm khi gặp khó khăn về công việc và thu nhập từ thời điểm xảy ra dịch Covid-19. Hiện tại, các mặt hàng xa xỉ, không thiết yếu và dịch vụ giải trí bị ảnh hưởng nặng nề.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội 5 tháng của năm 2020 đã giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì giảm tới 8,6% (cùng kì năm 2019 tăng trưởng đạt 8,5%). Đây là một sự sụt giảm đáng lo ngại.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn đó, thị trường nội địa đã trở thành đầu ra cho hàng hóa, nông sản của nhiều doanh nghiệp (DN). Trong thời gian qua, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nguồn hàng luôn dồi dào, chủ yếu là các sản phẩm trong nước được tiêu thụ tại các hệ thống phân phối lớn.

Cũng trong các báo cáo của CBRE, Savills, JLL đã chỉ ra những cơ hội đến từ dòng vốn dịch chuyển đến Việt Nam, nhất là thời điểm sau đại dịch khi chuỗi giá trị được nối lại và nhu cầu tăng cao. Mặt khác, giới phân tích ghi nhận trong ngành bất động sản đã tạo lập một thế hệ vàng các chủ đầu tư uy tín, đủ tài, đủ tâm và tầm dẫn dắt thị trường. Có thể kể tới Vingroup, Sun group, FLC Group, CEO group, Novaland,... các sản phẩm từ tay các chủ đầu tư này vừa đạt chất lượng cao về quy hoạch, vừa đạt đẳng cấp về cảnh quan và tiện ích, vì vậy nguồn cung được chuẩn hoá và cạnh tranh nhau.

Tuy vậy, cũng tại thời điểm này, những khó khăn về thủ tục pháp lý khiến các chủ đầu tư không thể cho ra thật nhanh các sản phẩm của mình. Điều đó dẫn đến một bối cảnh thị trường “cung yếu - cầu cao - giá khó giảm”.

Bên cạnh đó, Chính phủ lại tìm nhiều giải pháp để bơm tiền ra thị trường (dự kiến tổng lượng tiền bơm ra qua các kênh lên tới 900 nghìn tỷ). Không biết điều tích cực này có thể kéo dài bao lâu nhưng trong ngắn hạn điều đó tác động tốt đến tâm lý nhà đầu tư, người tiêu dùng và doanh nghiệp.

PV

"https://thuonghieucongluan.com.vn/thi-truong-noi-dia-nen-tang-de-dn-phuc-hoi-sau-dich-covid-19-a104498.html"

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/thi-truong-noi-dia-nen-tang-de-dn-phuc-hoi-sau-dich-covid-19-a7434.html