Sai lầm trong chế biến hải sản khiến cả nhà ngộ độc, dành 1 phút đọc để không bao giờ phải hối hận

4 sai lầm trong chế biến hải sản dưới đây khiến vi khuẩn xâm nhập khiến nhiều người “miệng nôn trôn tháo”.

Không sơ chế hải sản trước khi làm gỏi

Trong những món gỏi hải sản đã qua chế biến, vẫn còn đến 85% ấu trùng lá gan còn sống sót. Chính vì vậy, muốn ăn món gỏi hải sản thời gian cần thiết đủ để diệt vi khuẩn trong hải sản cần từ 5-6 phút sôi mới đảm bảo an toàn.

Ảnh minh họa

Hấp hoặc luộc hải sản đã qua đông lạnh

Nhiều người thường hấp hoặc luộc hải sản đông lạnh. Tuy nhiên hải sản đông lạnh để nhiều này sẽ hao hụt lượng protein, khiến nó trở nên kém tươi ngon hơn đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn trong hải sản gia tăng và sinh sôi. Nếu chọn cách hấp hoặc luộc hải sản sau khi đã qua đông lạnh, vi khuẩn tồn tại trong hải sản vẫn đủ sức tồn tại. Do vậy, bạn nên chọn cho mình các phương pháp làm chín khác.

Để sò, ốc quá lâu không tốt

Sò, ốc vốn có chứa rất nhiều ký sinh trùng nguy hiểm, chính vì vậy, việc để sò, ốc quá lâu sẽ càng tạo điều kiện sinh sôi cho những loại ký sinh trùng này. Tốt nhất, khi mua, bạn nên chọn loại tươi sống và sau khi mua về nên chế biến ngay.

Hải sản nên sơ chế trước khi ăn

Dùng hải sản để tủ lạnh qua đêm

Dù được bảo quản trong tủ lạnh, các món ăn từ hải sản vẫn không đảm bảo sẽ đủ an toàn để bạn có thể hâm nóng lại và dùng vào ngày hôm sau. Vì thế, khi chế biến hải sản, bạn chỉ canh lượng vừa đủ với số người dùng để tránh phí phạm vì phần dư còn lại sẽ không thể tận dụng vào ngày hôm sau.

Lưu ý khi ăn hải sản như sau:

Nên cẩn trọng khi cho trẻ em ăn hải sản. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, vì thế nguy cơ ngộ độc cũng cao hơn bình thường. Tuyệt đối không cho bé thử những loại lạ. Ngay cả với những loại thông thường, bố mẹ cũng chỉ nên cho bé tập ăn thử một ít quen dần.

Không ăn hải sản đã chế biến để trong tủ lạnh qua đêm

Không được ăn các loại có độc như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển, cua biển... Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu hay các biện pháp chế biến thông thường. Không nên ăn các loại hải sản sống ở vùng nước bị nghi ô nhiễm.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Theo DNVN

"https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/sai-lam-trong-che-bien-hai-san-khien-ca-nha-ngo-doc-danh-1-phut-doc-de-khong-bao-gio-phai-hoi-han/20200304045434883"

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/sai-lam-trong-che-bien-hai-san-khien-ca-nha-ngo-doc-danh-1-phut-doc-de-khong-bao-gio-phai-hoi-han-a1523.html