Trong đó, có đến 28 website giả mạo ngân hàng, 2 website giả mạo trang thông tin điện tử của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và 1 trang giả mạo website của Thanh tra Chính phủ.
Trong số 28 website giả mạo, có nhiều ngân hàng phổ biến tại Việt Nam như: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)…
Đáng chú ý, có đến 18 trang website giả mạo Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIBbank).
Chuyên gia công nghệ của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cho biết, bằng thủ đoạn tạo lập ra website giả mạo các cơ quan chức năng, tổ chức tài chính, ngân hàng, sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước, đối tượng lừa đảo nhắm đến là tiền của người dân.
Việc sử dụng website giả mạo để lừa đảo người dùng không chỉ gây thiệt hại cho người dân, còn ảnh hưởng tiêu cực đến đến uy tín, thương hiệu của chính cơ quan, tổ chức bị giả mạo website.
Trước tình hình tội phạm có xu hướng tiếp tục gia tăng, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chủ động rà quét, phát hiện sớm các website lừa đảo giả mạo tổ chức của mình, cảnh báo sớm đến người dùng nhằm ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ chính thương hiệu của tổ chức.
Thu Trang (t/h)
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/gia-tang-cac-website-gia-mao-ngan-hang-a14529.html