Thị trường bán lẻ phục hồi tích cực, giá thuê mặt bằng bán lẻ ở Hà Nội tăng 2%

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi trong nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ. Các thương hiệu tập trung vào trải nghiệm khách hàng đang dẫn đầu xu hướng, thúc đẩy nhu cầu cho các ngành hàng như đồ ăn và đồ uống (F&B), thời trang thể thao, mỹ phẩm, thương hiệu cao cấp và cửa hàng theo phong cách sống.

Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán sẽ là điểm sáng trong thời gian tới nhờ vào sự gia tăng dân số và tầng lớp thu nhập trung bình.

Theo công ty Savills, quy mô thị trường người tiêu dùng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng từ 1.9 tỷ người trong năm 2024 lên 2.5 tỷ người vào năm 2030. Cùng với đó, 9 trong số 20 thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới sẽ nằm tại Châu Á - Thái Bình Dương, mang đến tiềm năng to lớn cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Dự báo top 20 thị trường có quy mô người tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2030 (Nguồn: Savills World Research)

Dự báo top 20 thị trường có quy mô người tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2030 (Nguồn: Savills World Research)

Thị trường bán lẻ Việt Nam cũng ghi nhận một số điểm đáng lưu ý. Cụ thể, thị trường bán lẻ đang cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực sau đại dịch, với mức tăng trưởng được ghi nhận trên toàn cầu. Nhu cầu mua sắm trực tuyến tiếp tục gia tăng, tuy nhiên các mặt bằng bán lẻ cao cấp tại những vị trí đắc địa vẫn ghi nhận sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà bán lẻ.

Đặc biệt, khu vực du lịch đang chứng kiến lượng khách mua sắm tăng cao, thúc đẩy giá thuê mặt bằng bán lẻ tại đây.

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội tăng 2% theo quý và 13% theo năm, đạt 1,2 triệu VND/m2/tháng. Tuy nhiên, công suất thuê mặt bằng bán lẻ lại giảm 4 điểm % theo năm, xuống mức 87%. Điều này cho thấy nguồn cung mặt bằng bán lẻ đang gia tăng, gây áp lực lên giá thuê.

Cũng theo Savills, thị trường bán lẻ Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi trong nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ. Các thương hiệu tập trung vào trải nghiệm khách hàng đang dẫn đầu xu hướng, thúc đẩy nhu cầu cho các ngành hàng như đồ ăn và đồ uống (F&B), thời trang thể thao, mỹ phẩm, thương hiệu cao cấp và cửa hàng theo phong cách sống.

Nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ tập trung vào các trung tâm thương mại sầm uất, khu vực có lượng khách đông và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về pháp lý và phòng cháy chữa cháy. Các thương hiệu mong muốn có không gian để mang đến trải nghiệm mua sắm độc đáo, kết hợp với các hoạt động giải trí và sinh hoạt.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)

Đối với nguồn cung tương lai, thị trường Hà Nội trong thời gian tới sẽ chào đón thêm lượng lớn mặt bằng bán lẻ. Từ năm 2024 đến năm 2026, bốn trung tâm thương mại và khối đế bán lẻ sẽ cung cấp thêm 230.000 m2 cho thị trường.

Phía Tây sẽ có nguồn cung lớn nhất với 139.000 m2, tiếp theo là khu vực Nội thành và khu vực “khác”.

Các trung tâm mua sắm sẽ chiếm 70% nguồn cung và khối đế bán lẻ sẽ chiếm 30%. Các dự án quy mô lớn trong tương lai bao gồm Tiến Bộ Plaza và E-mart

Minh An(t/h)

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/thi-truong-ban-le-phuc-hoi-tich-cuc-gia-thue-mat-bang-ban-le-o-ha-noi-tang-2-a14248.html