Cải thiện tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/11, VN-Index tăng 11,47 điểm (1,12%), lên mức 1039,66 điểm; HNX-Index tăng 3,48 điểm (1,69%), chạm mốc 209,65 điểm. Thị trường nghiêng hẳn về bên mua với 261 mã giảm và 427 mã tăng. Sắc xanh quay trở lại trong rổ VN30 với 22 mã tăng, 07 mã giảm, và 1 mã tham chiếu.

Khối lượng giao dịch của VN-Index đạt gần 680 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt trên mức 13 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt gần 99 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1,5 ngàn tỷ đồng.

photo-1698843811817

Với nhiều nỗ lực, tăng trưởng tín dụng chung toàn quốc đã có chuyển biến, tháng sau cao hơn tháng trước. Thông qua các giải pháp và sự quyết liệt trong triển khai thực hiện, tín dụng được kỳ vọng sẽ tăng tích cực trong những tháng cuối năm, qua đó có thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy nền kinh tế.

Tăng trưởng tín dụng là một yếu tố có quan hệ chặt chẽ và tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc điều hành kế hoạch tín dụng hợp lý nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm luôn là vấn đề được Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) coi trọng.

Dấu hiệu khởi sắc

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà thông tin, trong chín tháng năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp với các bộ, ngành, hiệp hội; Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 12 hội nghị, cuộc họp bàn, ban hành 11 văn bản chỉ đạo về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng đối với một số đối tượng, ngành, lĩnh vực, về vấn đề lãi suất, phí dịch vụ ngân hàng.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng tổ chức các hội thảo khoa học tìm cách tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng; đáng chú ý, tại các địa phương đã có 63 hội nghị kết nối ngân hàng-doanh nghiệp để lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhất là khó khăn trong tiếp cận tín dụng.

Với những giải pháp quyết liệt như vậy, tăng trưởng tín dụng chung toàn quốc đã có tín hiệu khởi sắc. Tính đến ngày 29/9, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,749 triệu tỷ đồng, tăng 6,92%. Đây là mức tăng đáng kể so với công bố trước đó một tuần, ngày 21/9 (5,91%).

Mặc dù tín dụng vẫn tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với năm 2022 và cùng kỳ các năm trước, nhưng đã có những điểm tích cực, tín dụng đã có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây. Đầu năm, tín dụng tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, có một yếu tố tích cực là tín dụng đã tăng đều qua các tháng, tháng sau cao hơn tháng trước,... Tín dụng với một số lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng cao hơn mặt bằng.

Nhiều giải pháp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng đã được triển khai

Để đáp ứng yêu cầu về vốn tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng này, NHNN dự kiến kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt khoảng 14-15%. Đây là một mục tiêu không phải là quá cao kết quả thực hiện năm 2022 song nhìn chung vẫn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng thực tế của các năm gần đây.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng nói trên, ngay từ những tháng đầu năm, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế, như: ban hành và sửa đổi nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng (Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn; Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều; triển khai các chương trình tín dụng có quy mô lớn đối với một số lĩnh vực (nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản); liên tục điều chỉnh giảm lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam đối với một số lĩnh vực ưu tiên…), đồng thời yêu cầu các TCTD phấn đấu giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5-2%/năm…

Tăng trưởng tín dụng các tháng cuối năm: Cần nỗ lực từ nhiều phía

Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ từ ngành ngân hàng và các cơ quan quản lý nhà nước như trên, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay vốn từ hệ thống ngân hàng cũng cần nỗ lực nhiều hơn trong việc đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của ngành ngân hàng, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng và tính khả thi của các kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cũng như độ tin cậy của các báo cáo về tài chính… cũng là nguyên nhân làm tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt được ở mức thấp mặc dù lãi suất cho vay đã giảm mạnh.

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

Khép lại phiên giao dịch ngày 1/11/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:‏

‏Website: ‏‏‏https‏‏://‏‏pgt‏‏-‏‏holdings‏‏.‏‏com

Facebook: ‏‏https‏‏://‏‏www‏‏.‏‏facebook‏‏.‏‏com‏‏/‏‏PGTHOLDINGS‏‏‏‏‏‏

‏‎Youtube: ‏‏https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/cai-thien-tang-truong-tin-dung-nhung-thang-cuoi-nam-a13745.html