Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng có phiên hồi phục mạnh. Theo đó, chỉ số HNX-Index tăng 3,06 điểm (1,42%), đóng cửa tại 218,04 điểm; còn chỉ số UPCoM-Index cũng tiến thêm 0,31 điểm (0,37%) lên 83,1 điểm.
Thanh khoản thị trường ghi nhận 15,300 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Theo Bộ KH-ĐT, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 9 tháng năm 2023 ước đạt 15,91 tỷ USD, là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5 năm qua. Hiện có nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu đã hiện diện tại Việt Nam như: Apple, Qualcomm, Nike, Morgan Stanley, Intel, GE, ACORN International, General Dynamics, Google…
Kết hợp cung ứng sản phẩm hỗ trợ
Trong số 1,300 doanh nghiệp châu Âu được khảo sát về môi trường đầu tư tại Việt Nam, có đến 63% doanh nghiệp đã xếp Việt Nam vào top 10 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Thực tế này đã và đang mở ra nhiều cơ hội thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển công nghiệp hỗ trợ. Thực tế này đã và đang mở ra nhiều cơ hội thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Ông Gabor Fluit, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu, cho biết, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam đã đạt được hiệu quả tích cực. Cụ thể, thời gian thực hiện thủ tục hành chính giảm mạnh; dịch vụ hành chính công điện tử được áp dụng tại nhiều tỉnh thành, nhất là những tỉnh, thành phố tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh… Điều này đã giúp minh bạch thông tin chủ trương, chính sách của Chính phủ và các tỉnh, thành.
Ngoài ra, thông qua thủ tục hành chính công điện tử cũng giúp theo dõi chính xác tiến độ giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp. Nhờ các thay đổi trên, Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư FDI.
Cùng với việc doanh nghiệp FDI có xu hướng đổ mạnh vào Việt Nam, đồng nghĩa nhu cầu cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong các chuỗi cung ứng công nghiệp cũng tăng lên. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp Việt Nam chủ động kết nối để "chọn lọc" chuỗi cung ứng tham gia, gia tăng giá trị sản phẩm từ việc cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, các cụm linh kiện đa chi tiết.
Đơn cử, thay vì doanh nghiệp in ấn chỉ cung cấp tem nhãn thì có thể kết hợp với doanh nghiệp có công nghệ ép nhựa để thiết kế mặt mạ sản phẩm hoàn chỉnh cung ứng cho sản phẩm điện tử, gia dụng. Hoặc với những sản phẩm cơ khí chế tạo vốn chỉ cung ứng ốc vít thì cũng có thể kết hợp hoàn chỉnh với linh kiện liên quan, tạo thành cụm sản phẩm trước khi chuyển giao cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đầu cuối…
Gỡ khó chính sách, tăng sức cạnh tranh
Bên cạnh nhiều thuận lợi thì cũng phải thừa nhận rằng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đang gặp khó khi xu hướng thị trường đang thay đổi theo hướng cần cung ứng sản phẩm, linh kiện phục vụ cho ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo, y tế kỹ thuật cao, công nghiệp điện tử…
Về nội tại, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi khi "chọn lọc" đối tác cung ứng. Doanh nghiệp Việt có ưu thế cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cơ khí, nhất là sản phẩm liên quan đến nguyên liệu nhôm, đồng, nhựa… được ưa chuộng rất lớn tại thị trường Hoa Kỳ, Nhận Bản, Hàn Quốc.
Cùng với nỗ lực chuyển mình, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn trong việc tiếp cận thị trường, đối tác. Đặc biệt, Bộ Công thương sớm chỉ đạo tham tán thương mại tại các nước hỗ trợ rà soát nhu cầu thị trường và kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Khép lại phiên giao dịch ngày 27/10/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/chon-loc-luong-song-chuyen-dich-chuoi-cung-ung-toan-cau-a13734.html