Nhà đầu tư nước ngoài quay lại mua ròng hơn 797 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại mua ròng hơn 680 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng gần 117 tỷ đồng trên sàn HNX.
Nhiều chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng cuối năm
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về bình ổn giá từ nay cho đến cuối năm và đặc biệt trong các dịp lễ, Tết, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, các doanh nghiệp phân phối đang nỗ lực đảm bảo nguồn cung ổn định, không có sự gián đoạn trong cung cấp hàng hóa cũng như đột biến về giá cả cho người tiêu dùng.
Để kích cầu tiêu dùng, các địa phương trên cả nước đã sẵn sàng kế hoạch tổ chức khuyến mại cuối năm. Điểm chung là chương trình năm nay sẽ kéo dài hơn, ưu tiên quảng bá hàng Việt Nam.
Tại các hệ thống siêu thị, nhiều chương trình khuyến mại diễn ra không chỉ trong tháng, mà thậm chí có những chương trình khuyến mại trong tuần và chương trình khuyến mại đặc biệt để giúp kích cầu nhiều hơn.
Tại Hà Nội, tháng 11 diễn ra hàng loạt sự kiện như "Tháng khuyến mại" được triển khai trên địa bàn toàn thành phố, với đối tượng tham gia là các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Sự kiện "Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnight sale 2023" diễn ra vào dịp Black Friday, sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia.
Khảo sát mới đây của Công ty Kantar Việt Nam - doanh nghiệp chuyên nghiên cứu thị trường, cho thấy người tiêu dùng thay đổi thứ tự các yếu tố quan tâm khi mua sắm, lựa chọn sản phẩm theo tiêu chí: ưu tiên sức khỏe, tăng trải nghiệm tại nhà, cá nhân hóa nhu cầu, đồng thời tối ưu hóa chi tiêu bằng lựa chọn sản phẩm giảm giá, so sánh giá giữa các kênh phân phối…
Thực tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp bài toán cần phải đưa ra những kế hoạch cân đối danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm người tiêu dùng khác nhau, đồng thời phải có chương trình kích cầu trong ngắn hạn để giữ chân người dùng.
Từ đầu năm đến nay, hàng loạt chương trình khuyến mại, liên kết vùng, xúc tiến thương mại... được triển khai đồng bộ, góp phần kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bộ Công Thương cho biết, từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng quan trọng, trong đó đặc biệt quan tâm đến chương trình khuyến mại tập trung quốc gia và bình ổn thị trường.
Năm 2024, GDP dự kiến tăng 6-6,5%
Sang năm 2024, Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.
Năm 2024, Chính phủ tiếp tục đặt ra 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó đáng chú ý: Tăng trưởng GDP từ 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4,700 - 4,730 USD; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%-24,2%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4-4,5%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8%-5,3%...
Để đạt được mục tiêu đặt ra, Chính phủ sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phục hồi và phát triển bền vững, ổn định, lành mạnh các loại thị trường, nhất là các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản để góp phần nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao; tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip điện tử đến năm 2025 và 2030. Phát triển các ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn (như chíp, bán dẫn, hydrogen), hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 20/10/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 2,900 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/giai-phap-quan-trong-thuc-day-tang-truong-gdp-a13719.html