Khối lượng giao dịch của VN-Index chỉ đạt 691 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 15,8 ngàn tỷ đồng. Khối lượng giao dịch của HNX-Index cũng chỉ đạt hơn 83,5 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1,8 ngàn tỷ đồng.
Tại Hội nghị về "Điểm sáng các phân khúc bất động sản" do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam vừa tổ chức, các doanh nghiệp và sàn giao dịch cho biết, thị trường bất động sản đã bắt đầu có nhiều dấu hiệu hồi phục tích cực. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của Chính phủ, cùng các Bộ, ngành trong việc quyết tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Dù thị trường bất động sản đã có những dấu hiệu phục hồi, nhưng có thể nhận thấy đó chủ yếu là các sản phẩm nhà ở, đất ở phục vụ nhu cầu thật. Thậm chí, ngay khi hết tháng Ngâu, tức tháng 7 Âm lịch, một số dự án còn rục rịch tăng giá nhẹ. Còn các phân khúc đầu tư vẫn cần có thêm thời gian hoặc cần có cú hích đặc biệt về hạ tầng, tiện ích dịch vụ.
Các doanh nghiệp bán hàng tại hội nghị cho biết, thị trường bất động sản thứ cấp, tức các sản phẩm do người dân, nhà đầu tư mua đi bán lại với nhau đã có các chuyển động tích cực và khá sôi động, đang chiếm phần lớn các giao dịch trên thị trường. Còn thị trường sơ cấp, tức nguồn hàng từ các chủ đầu tư mở bán vẫn ở mức khá cao nên giao dịch chậm hơn.
Gần đây, các ngân hàng đã bắt đầu giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, các ý kiến nhận định, các gói vay với lãi suất thấp, ưu đãi chỉ kéo dài trong 1 khoảng thời gian ngắn, từ 6 tháng tới 1 năm.
Khả năng hồi phục trên thị trường bất động sản sẽ có sự phân hóa theo từng khu vực, từng phân khúc.
Chuyên gia dự báo về thời điểm thị trường bất động sản phục hồi
Trên thực tế, nhìn nhận vai trò quan trọng của lĩnh vực bất động sản, từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã không ngừng quan tâm và ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ thị trường hồi phục, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã ban hành các nghị quyết, nghị định, thông tư, cùng với đó là nhiều cuộc họp với các hiệp hội, doanh nghiệp bất động sản đầu ngành được tổ chức để tìm ra hướng giải quyết những khó khăn trên thị trường.
Theo các chuyên gia, mặc dù các cơ quan Nhà nước đã có tháo gỡ cho thị trường bất động sản song thị trường vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo đó, các doanh nghiệp bất động sản hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thành lập mới trong quý giảm. Cụ thể, quý I/2023 là 940 doanh nghiệp, giảm 63,2% so với cùng kỳ năm 2022, bên cạnh đó số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn lần lượt là 341 doanh nghiệp, tăng 30,2% và 1,816 doanh nghiệp, tăng 60,7% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản hiện đang gặp nhiều thách thức và phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý như tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động. Nhiều doanh nghiệp dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn, có doanh nghiệp giảm đến 50% lực lượng lao động để ứng phó với điều kiện khó khăn hiện tại.
Nguyên nhân là vướng mắc pháp lý về đất đai, nhất là quy định về phương pháp định giá đất; thẩm quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung; điều kiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch.
Trong khi đó, chuyên gia cho rằng, cầu tiêu dùng nội địa vẫn yếu, phục hồi chậm cho thấy nền kinh tế đang hồi phục theo đáy ở hình chữ U thay vì chữ V; thanh khoản gặp khó ở nhiều ngành. Nhưng về cơ bản, nhiều ý kiến chuyên gia đồng tình là từ khoảng cuối quý IV năm nay tới đầu quý I năm sau, thị trường sẽ phát đi những tín hiệu khởi sắc rõ nét hơn.
Lấy lại niềm tin với các nhà đầu tư
Hiện nay, thị trường bất động sản đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ. Mặc dù sức cầu thị trường rất tốt, nhưng vẫn chứng kiến sự suy giảm trong giao dịch do các nhà đầu tư đang đối diện với vấn đề "chôn" vốn và phải giải quyết những thách thức tài chính.
Trong giai đoạn 2022 - 2023, lượng giao dịch bất động sản đã giảm đến 90%, cho thấy tình trạng sức cầu của thị trường yếu kém.
Bên cạnh vấn đề khan hiếm nguồn cung nhà ở giá rẻ, còn tồn tại một vài vấn đề như thiếu cơ chế và sự quyết tâm của nhiều địa phương, dẫn đến tình trạng nhiều dự án vẫn chưa được gỡ khó, các doanh nghiệp bất động sản còn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó phải kể tới những sự nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan trong việc ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn trên thị trường bất động sản đã có tác động tích cực tới thị trường.
Theo thống kê, trong quý 1 năm 2023, đã có gần 3,000 sản phẩm giao dịch và trong quý 2, con số này đã tăng 30%. Đến nay, niềm tin từ các nhà đầu tư cũng dần được phục hồi, nhiều dự án mới bắt đầu mở bán trên thị trường, dẫn đến việc gia tăng số lượng giao dịch bất động sản.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 28/9/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,400 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/du-bao-ve-thoi-diem-thi-truong-bat-dong-san-phuc-hoi-a13625.html