Việt Nam tiếp tục đi đầu trong việc thu hút FDI chất lượng

Kết phiên giao dịch ngày 19/9, VN-Index đóng cửa ở mức 1211,5 điểm giảm 0,31 điểm (0,03%). HNX-Index giảm 0,26 điểm (0,1%) dừng ở mức 250,22 điểm. UPCoM giảm 0,1 điểm (0,11%) dừng ở mức 93,07 điểm.

Giá trị giao dịch trên cả ba sàn đạt mức 26,121 tỷ đồng tương ứng với 1,15 tỷ cổ phiếu. Trong đó sàn HOSE là 23,341 tỷ với hơn 1 tỷ cổ phiếu, sàn HNX là 1,945 tỷ đồng tương ứng với 43 triệu cổ.

photo-1695129839075

Các chuyên gia cho rằng kể từ khi thực hiện đổi mới vào năm 1986, Việt Nam đã nhận được dòng vốn FDI đáng kể, trở thành một ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.

ASEAN thu hút mức cao kỷ lục gần 17% vốn FDI toàn cầu trong năm 2022, gần gấp đôi so với 4 năm trước. Thành tựu này phản ánh rõ ràng các nền tảng cơ bản vững chắc, nhân khẩu học thuận lợi và chuỗi cung ứng cạnh tranh của ASEAN.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không phải quốc gia nào cũng được hưởng lợi ở mức độ như nhau. Hơn 65% vốn FDI của khu vực đã đổ vào Singapore, tương đương trung bình tới 25% GDP của nước này. Nhưng điều này một phần là do vị thế chiến lược của Singapore là một trung tâm tài chính quan trọng.

Malaysia và Việt Nam cũng thu hút được dòng vốn FDI đáng kể. Ví dụ, FDI mới vào lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay đã cao hơn mỗi năm trong ba năm gần đây. FDI của Indonesia vẫn chưa tăng đáng kể, nhưng tiến trình cải cách công nghiệp của nước này đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Có hai chuỗi cung ứng được hưởng lợi nhiều nhất là ngành công nghệ và xe điện (EV). Trong khi Singapore, Malaysia và Việt Nam là ba quốc gia có thành tích vượt trội ở lĩnh vực công nghệ, Indonesia và Thái Lan là hai quốc gia được hưởng lợi chính ở lĩnh vực xe điện. Để thấy được sức mạnh của FDI, Malaysia hiện chiếm 45% thị phần toàn cầu trong lĩnh vực bán dẫn. Ngoài lĩnh vực sản xuất, ngành dịch vụ tài chính của ASEAN cũng có những khởi sắc nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở Singapore.

Đối với Việt Nam, các chuyên gia phân tích cho rằng kể từ khi thực hiện đổi mới vào năm 1986, Việt Nam đã nhận được dòng vốn FDI đáng kể, trở thành một ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.

Trong khi phần lớn khoản đầu tư ban đầu đổ vào lĩnh vực dệt may và giày dép có giá trị gia tăng thấp hơn, Việt Nam đã nhanh chóng thăng hạng trong chuỗi giá trị, phát triển thành trung tâm lắp ráp điện tử quan trọng.

Phần lớn thành công trong lĩnh vực công nghệ là nhờ lộ trình FDI kéo dài nhiều năm của Samsung tại Việt Nam với khoản đầu tư 18 tỷ USD trong hai thập kỷ qua, một nửa sản lượng điện thoại thông minh của Samsung trên toàn cầu đến từ Việt Nam.

Điều này cũng đã khuyến khích các gã khổng lồ công nghệ khác, đặc biệt là Apple, mở rộng hoạt động của họ. Bất chấp những thách thức thương mại diễn ra gay gắt, Việt Nam vẫn tiếp tục đi đầu trong việc thu hút FDI chất lượng.

Đặc biệt, vốn FDI mới đổ vào lĩnh vực sản xuất từ đầu năm đến nay đã vượt mức đầu tư mỗi năm trong ba năm vừa qua một cách đáng ngạc nhiên. Bất chấp suy thoái thương mại, xu hướng này mang lại hy vọng phục hồi cho Việt Nam khi chu kỳ kinh tế thay đổi.

ASEAN đã chứng kiến một nhóm các nhà đầu tư rất đa dạng từ Mỹ, EU và châu Á trong các lĩnh vực khác nhau. Các nước Đông Bắc Á chiếm 1/3 dòng vốn FDI vào ASEAN từ lâu nhưng đầu tư nội khối ASEAN đã từ lâu trở thành nguồn cung cấp FDI hàng đầu.

"Trong khi tỷ trọng FDI vào ASEAN theo nguồn vẫn ổn định, chúng ta cần ghi nhận sự xuất hiện của Mỹ với tư cách là quốc gia đầu tư FDI chính vào ASEAN. Trong ba năm qua, Mỹ với thị phần 17%, đã thay thế khu vực nội khối ASEAN - 14% - để trở thành quốc gia đầu tư FDI lớn nhất trong khu vực, mặc dù cách biệt với tỷ lệ không lớn," chuyên gia HSBC cho biết.

Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Báo cáo mới đây về cơ hội trên thị trường mua bán sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bất động sản, Công ty Jones Lang Lasalle (JLL) cho biết, thị trường đang chứng kiến hoạt động M&A sôi động với nhiều thương vụ lớn. Trong đó, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Hội Môi giới bất động sản (Vars) nhận xét, hoạt động M&A bất động sản vẫn duy trì được sự quan tâm suốt 6 tháng đầu năm 2023. Càng về sau, mức độ quan tâm càng tăng dần, nhất là các dự án hoàn thiện thủ tục pháp lý luôn trở thành mục tiêu săn lùng của nhà đầu tư.

Đặc biệt qua khảo sát của đơn vị, khách hàng phần lớn gồm nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan.

Tuy nhiên, ngoài những doanh nghiệp trong ngành, một số nhà đầu tư từ lĩnh vực khác cũng đang tìm kiếm cơ hội gia nhập, mở rộng danh mục đầu tư sang bất động sản. Phương thức chuyển nhượng chủ yếu là chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp; tách doanh nghiệp dự án và mua bán đứt doanh nghiệp là lựa chọn mà bên mua ưa thích.

Được biết, tổng doanh thu bán các thương vụ M&A bất động sản 6 tháng đầu năm tại Việt Nam có giá trị giao dịch trên thị trường đạt hơn 500 triệu USD, cao hơn mức cùng kỳ năm 2019 (trước dịch COVID-19).

Về phía chủ đầu tư Việt Nam, Vars đánh giá, hiện nay số lượng chủ đầu tư có nhu cầu tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng, hoặc hợp tác đầu tư dự án cũng rất lớn. Bởi thay vì giữ vững "kỳ vọng được giá" như trước, các chủ đầu tư dần thể hiện thiện chí thương lượng với mong muốn đàm phán sớm đạt thành công. Dù vậy tính đến hết quý II/2023, hầu hết những thương vụ M&A mới chỉ diễn ra trong giai đoạn đầu (giai đoạn tìm kiếm và khảo sát), chưa đi đến bước đàm phán và chốt giao dịch.

Thực tế, JLL cho biết, trong giai đoạn tăng trưởng cao từ năm 2014 đến năm 2018, hầu hết các tài sản chất lượng cao vẫn nằm trong tay chủ đầu tư Việt Nam, nhờ năng lực phát triển đất đai, thực hiện dự án và bán hàng tốt. Điều này đã cản trở sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào việc phát triển vùng đất mới. Tuy nhiên chính sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường hiện tại, chủ đầu tư trong nước buộc phải cơ cấu lại sản phẩm lẫn danh mục đầu tư, từ đó có động lực và cởi mở hơn khi xuất hiện cơ hội hợp tác cùng nhà đầu tư quốc tế.

Dù vậy, theo JLL, giá giao dịch lại không giảm mạnh như kỳ vọng, bất chấp môi trường lãi suất tăng cùng khả năng tiếp cận nguồn vốn bị thắt chặt. Trong thập kỷ qua, chi phí mua và nắm giữ tài sản cao khiến chủ đất không nhiều cơ hội để giảm giá đáng kể. Vì vậy, dù mối quan tâm đầu tư luôn duy trì nhờ tiềm năng tăng trưởng dài hạn của thị trường, nhưng sự thiếu linh hoạt trong đàm phán giá khiến tốc độ giao dịch thị trường chậm.

JLL cho rằng thời gian tới có thể xuất hiện nhiều giao dịch thành công được công bố, do hạn chế tài chính từ chủ đất địa phương vẫn tồn tại. Đặc biệt với việc Việt Nam đang sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở và có hiệu lực vào năm 2024; kết hợp cùng những khó khăn kinh tế trên toàn cầu, thì khó xảy ra khả năng tình hình tài chính thắt chặt của nhà phát triển địa phương được nhanh chóng giảm bớt, từ đó tất yếu có nhiều lựa chọn cho các nhà đầu tư tiềm năng vì nhiều người bán có động lực hơn trên thị trường.

Với nền tảng thị trường vững chắc cho sự tăng trưởng dài hạn của đất nước, các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài sẽ tìm thấy những lựa chọn khả thi cho kế hoạch mở rộng của họ tại Việt Nam.

Quay trở lại cơ hội đầu tư, PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

‏Khép lại phiên giao dịch ngày 19/9/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,700 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:‏

‏Website: https://pgt-holdings.com/‏‏

‏Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS‏‏‏

‏‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/viet-nam-tiep-tuc-di-dau-trong-viec-thu-hut-fdi-chat-luong-a13592.html