Yêu cầu về tăng trưởng xanh
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050; giảm phát thải khí methane vào năm 2030 và mục tiêu hiện thực hóa cam kết lịch sử này sẽ mang tính bước ngoặt của Việt Nam. Trong đó, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, một trong những giải pháp là cần tập trung nguồn lực vào các ngành, lĩnh vực thiết yếu nhất giúp Việt Nam kích hoạt các lợi thế tự nhiên và vươn lên trở thành nước phát triển trên cả ba yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội vào năm 2045.
Theo đó, tăng trưởng xanh trong giai đoạn mới sẽ là công cụ hữu hiệu giúp Chính phủ cân đối các nguồn lực trong nước và huy động nguồn lực quốc tế hiệu quả, cung cấp một giải pháp hỗ trợ liên ngành trong triển khai thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính ở các cấp có sự gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, nhận thức về các yêu cầu đầu tư cho tăng trưởng xanh không chỉ ở cấp độ quốc gia, mà cấp độ doanh nghiệp cũng đã có những thay đổi. Bà Trần Thúy Ngọc, lãnh đạo phụ trách dịch vụ Quản trị Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, Deloitte Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp cũng đang nhận thấy tác động của biến đổi khí hậu tới doanh nghiệp của họ. Các doanh nghiệp có thể ở những mức độ thách thức và có những mối quan ngại khác nhau trên hành trình chống biến đổi khí hậu, nhưng tất cả đều cần nhanh chóng chuyển từ giai đoạn từ nhận thức - "tại sao" sang hành động - "làm thế nào".
Với những yêu cầu này, WB cũng đưa dự báo, nhu cầu đầu tư vào các giải pháp thích ứng và giảm tác động của biến đổi khí hậu của Việt Nam từ nay đến 2040 có giá trị khoảng 368 tỷ USD. Riêng trong lĩnh vực điện, theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, nguồn tài chính để có thêm khoảng 20GW năng lượng tái tạo so với năm 2020 sẽ là khoảng 15-16 tỷ USD mỗi năm tới năm 2030. Báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định đưa ra ước tính Việt Nam sẽ cần khoảng 69 tỷ USD cho các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết môi trường của Việt Nam.
Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 gồm 18 chủ đề, 57 nhóm, trong đó có 134 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể. Tại Kế hoạch này, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối quốc gia về tăng trưởng xanh, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xác định và phân bổ nguồn tài chính trong nước và điều phối các nguồn tài trợ của nước ngoài, cơ chế chính sách thúc đẩy thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh.
Đi tìm nguồn tài chính bền vững
Trước bối cảnh nhu cầu vốn cho tăng trưởng xanh ngày càng lớn như trên, việc đi tìm một nguồn tài chính bền vững đang ngày càng cấp thiết. Với yêu cầu này, các cơ chế, chính sách cho thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đang được dần hoàn thiện với từng loại công cụ như trái phiếu xanh - xã hội - bền vững (GSS), cổ phiếu xanh, thị trường Carbon cũng như tín dụng xanh.
Môi trường pháp lý hiện nay đang tương đối mở với các sản phẩm tài chính xanh tại Việt Nam và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động nguồn vốn xanh trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, việc triển khai tín dụng xanh, trái phiếu xanh theo quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020 vẫn đang chờ hướng dẫn chi tiết hơn.
TS. Vũ Nhữ Thăng - Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, tài chính xanh đã và sẽ là một nội dung hay trong bối cảnh chung của thị trường tài chính, đặc biệt việc này đặt trong lộ trình của Việt Nam khi thực hiện các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, việc thực thi hiệu quả cần phải được hướng dẫn rõ và cụ thể hơn nữa trong các quy định pháp luật.
Ông Thăng đưa ra ví dụ, khái niệm xanh có thể không chỉ là "green" mà cả "blue", hàm ý là cần phải quan tâm cả yếu tố môi trường biển, để hướng tới một cách hiểu rộng hơn. Ngoài ra, trong vấn đề tài chính xanh, yếu tố về chi phí huy động vốn là rất quan trọng, và với quan điểm này, ông Thăng đặt vấn đề cần phải xem xét lại các quy định hiện có về các lĩnh vực ưu tiên về vốn: Ngoài 5 lĩnh vực ưu tiên hiện nay có thể thêm một lĩnh vực có yếu tố "xanh", đồng thời nguồn hỗ trợ lãi suất cũng có thể trích ngay từ thuế bảo vệ môi trường.
Liên quan đến việc tận dụng các nguồn vốn giá rẻ, các chuyên gia cho biết, cần phải đẩy nhanh các quy trình thủ tục phê duyệt dự án. Thực tế cho thấy các tổ chức quốc tế lớn như WB, ADB họ đều có những nguồn vốn lớn huy động chi phí thấp để đầu tư các dự án, nhưng nếu quy trình thủ tục cho các dự án kéo dài và phức tạp thì có thể họ sẽ bỏ cuộc chuyển vốn sang đầu tư nước khác.
Một ví dụ cụ thể về tình hình các doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cho tăng trưởng xanh.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings luôn đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động M&A từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Quay trở lại TTCK, chốt phiên giao dịch ngày 21/7, VN-Index tăng 13,09 điểm lên 1185,9 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 988 triệu đơn vị, tương ứng hơn 20,273 tỷ đồng. Toàn sàn có 348 mã tăng giá, 120 mã giảm giá và 53 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 1,91 điểm lên 234,98 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 92,3 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.462 tỷ đồng. Toàn sàn có 120 mã tăng giá, 71 mã giảm giá và 60 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,5 điểm lên 88,15 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 70,7 triệu đơn vị, tương ứng hơn 784,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 249 mã tăng, 118 mã giảm và 122 mã đứng giá.
Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán, giúp thanh khoản tăng vọt lên mốc hơn 23,519 tỷ đồng (xấp xỉ 1 tỷ USD tính theo tỷ giá hôm 21/7).
Khối ngoại mua ròng nhẹ, với 98 tỷ đồng trên HOSE, trong khi bán ròng gần 21 tỷ đồng trên UPCOM và 2,86 tỷ đồng trên HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 21/7/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,700 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/thi-truong-tai-chinh-xanh-hua-hen-tang-nhiet-a13475.html