Toàn cảnh 'bức tranh' kinh tế Việt Nam 5 tháng 2023

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tăng, giá điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2023 tăng 0,01% so với tháng trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,83%.

photo-1685541967713

Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2023 ước tính tăng 2.2% so với tháng 4 nhưng tính chung 5 tháng đầu năm 2023, IIP ước tính giảm 2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,1%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 2,5%.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/5/2023 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10.86 tỷ USD, giảm 7.3% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 5/2023 ước đạt 103,4 ngàn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 769,6 ngàn tỷ đồng, bằng 47,5% dự toán năm và giảm 6% so với cùng kỳ năm trước.

photo-1685541969210

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 262.54 tỷ USD, giảm 14.7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 11,6%; nhập khẩu giảm 17,9%. Tuy nhiên có điểm sáng là cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 9.8 tỷ USD.

Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,83%.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, cả nước có hơn 61,9 ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 568,7 ngàn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký 405.9 ngàn lao động, giảm 1,6% về số doanh nghiệp, giảm 25,3% về vốn đăng ký và giảm 7,2% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Tăng cường hiệu quả thực thi chính sách

Đại diện Ngân hàng thế giới tại Việt Nam nhận định sự tăng trưởng liên tục và ổn định của nhu cầu trong nước sẽ tạo cơ sở cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai. Khi xuất nhập khẩu có biến động do tình hình kinh tế thế giới thì việc thúc đẩy tiêu dùng nội địa và đầu tư công sẽ giúp kinh tế tăng trưởng.

Bên cạnh đó, việc giúp các các doanh nghiệp trong nước vượt qua khó khăn là nền tảng để nền kinh tế phục hồi và sẵn sàng cho những cơ hội khi kinh tế toàn cầu khởi sắc hơn.

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT), áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu mức thuế suất 10%. Những đề xuất giảm thuế luôn được doanh nghiệp ngóng chờ.

Ở thời điểm này sự đồng hành với doanh nghiệp sẽ giúp họ vượt qua khó khăn phần nào. Nhưng chính sách cũng cần được đồng bộ và có đủ thời gian để có thể tác động tích cực vào hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Nhìn vào sức khỏe của khối doanh nghiệp có thể thấy khó khăn đang hiện hữu không nhỏ. Từ đầu năm đến nay có 88,000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trước tình hình này, đã có nhiều chính sách được đưa ra. Ví dụ trong lĩnh vực bất động sản, chưa đầy 5 tháng có 4 công điện, loạt nghị quyết, nghị định, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hay hàng loạt các chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp để tạo động lực cho phát triển, song vấn đề ở đây là thực thi.

Bà Đỗ Thị Ngọc - Vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp và Phổ biến thông tin thống kê, Tổng cục Thống kê cho biết: "Các chính sách đã đi đúng hướng nhưng phải thúc đẩy mạnh mẽ, thực thi ngay để doanh nghiệp tiếp cận ngay được dòng vốn giá rẻ".

Hỗ trợ doanh nghiêp còn cần đo lường mức độ hấp thụ của nền kinh tế, đặc biệt với các chính sách tiền tệ.

Bà Dorsati Madani - Chuyên gia Kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá: "Về mặt tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ nền kinh tế. Chúng tôi cũng nghĩ rằng điều đó sẽ hữu ích để hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên, hấp thụ được nguồn vốn hay không cần phải có định lượng rất cụ thể khi đó dòng tiền mới mang lại giá trị tiếp sức và phục hồi cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế".

Để đạt mục tiêu GDP tăng trưởng 6,5% trong năm nay, các quý còn lại phải tăng trưởng bình quân 7,5 - 8%. Mục tiêu này là rất thách thức, chính vì thế với mỗi chính sách, đặc biệt là với doanh nghiệp ngoài đúng và đủ thì cần nhanh và nhạy để tăng cường sức khỏe doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Quay trở lại với TTCK, chốt phiên giao dịch ngày 31/5, VN-Index giảm 2,88 điểm xuống 1075,17 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 924,3 triệu đơn vị, tương ứng hơn 15,818 tỷ đồng. Toàn sàn có 225 mã tăng giá, 167 mã giảm giá và 56 mã đứng giá.

HNX-Index tăng 1,48 điểm lên 222,81 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 135,8 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1,972 tỷ đồng. Toàn sàn có 131 mã tăng giá, 61 mã giảm giá và 49 mã đứng giá.

UPCOM-Index tăng 0,38 điểm lên 82,05 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 111,8 triệu đơn vị, tương ứng gần 1,228 tỷ đồng. Toàn sàn có 203 mã tăng giá, 103 mã giảm giá và 70 mã đứng giá.

Khối ngoại bán ròng gần 444 tỷ đồng trên HOSE và 42,56 tỷ đồng trên UPCOM, trong khi nhà đầu tư nước ngoài chỉ mua ròng hơn 21 tỷ đồng trên HNX.

photo-1685541971724

Thống kế giao dịch của mã PGT trên sàn HNX

Bàn về cơ hội đầu tư cụ thể, mã PGT trên sàn HNX là 1 gợi ý đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và rót vốn. Khép lại phiên giao dịch ngày 31/5/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá tăng trần 3,600 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/toan-canh-buc-tranh-kinh-te-viet-nam-5-thang-2023-a13339.html