"Kỷ nguyên" AI & Tương lai công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là một công nghệ với các hệ thống thông minh có khả năng học hỏi, suy luận, tư duy, giải quyết vấn đề, nhận dạng giọng nói, hình ảnh và ngôn ngữ tự nhiên, được sử dụng để tăng cường hiệu quả sản xuất, giảm thiểu các chi phí, cải thiện quá trình sản xuất, tối ưu hóa quá trình vận hành, tăng cường sức mạnh cho các hệ thống tự động hóa…

photo-1683813585942

Khi AI tiếp tục chứng minh tiềm năng của mình, thị phần của công nghệ này được dự đoán sẽ tăng lên nhanh chóng trong những năm tới. Theo Precedence Research, năm 2022, quy mô thị trường toàn cầu của phần mềm trí tuệ nhân tạo trị giá khoảng 138,4 tỷ USD. Đến năm 2023, theo tính toán của Finbold, thị phần của AI ước tính sẽ đạt 207,9 tỷ USD và dự đoán giá trị thị trường sẽ tăng 788,64% để đạt 1,87 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Theo đó, thị trường này sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2028, cụ thể là ở mức 1,06 nghìn tỷ USD.

Precedence Research cũng từng lưu ý trong một báo cáo (2022) rằng quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo toàn cầu có thể đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 22,97% từ năm 2023 đến năm 2032.

Theo dữ liệu của Finbold, Ấn Độ là quốc gia đứng đầu về mức độ tin cậy của người dân vào các hệ thống AI với số điểm là 75%. Trung Quốc đứng thứ hai với số điểm 67%, tiếp theo là Nam Phi với số điểm 57%. Brazil đứng thứ tư với số điểm là 56%, trong khi Singapore đứng thứ năm với số điểm là 45%. Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ sáu với số điểm là 40%.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường AI

Thị phần trí tuệ nhân tạo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, do nhiều yếu tố thúc đẩy, đặc biệt, nhu cầu tự động hóa ngày càng tăng sẽ kéo theo nhu cầu về các dịch vụ AI. Theo đó, một số ngành chính đang phụ thuộc mạnh mẽ vào các dịch vụ trí tuệ nhân tạo AI bao gồm viễn thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe.

Hiện nay, nhu cầu tự động hóa quy trình để giảm chi phí và nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp ngày càng tăng, trong đó các công cụ tự động hóa do AI cung cấp là những giải pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp đạt được những mục tiêu này. Ngoài ra, khi nguồn dữ liệu ngày càng tăng, đây sẽ là lợi thế để các nhà phát triển tận dụng nhằm xây dựng các thuật toán AI phức tạp hơn, đáp ứng đa dạng nhu cầu để thúc đẩy tăng trưởng ngành hiệu quả hơn.

Ngoài ra, khi các công cụ AI ngày càng trở nên phổ biến và dễ tiếp cận, công nghệ này được kỳ vọng sẽ mở rộng sang các ngành và đáp ứng đa dạng nhu cầu hơn. Bên cạnh đó, việc chính phủ các nước đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển AI cùng các quy định để đảm bảo sử dụng AI có đạo đức và trách nhiệm, điều này được cho là nguyên nhân có thể thúc đẩy tăng trưởng trong thị trường AI

Những trung tâm phát triển AI hiện nay

Bất chấp những nghi ngờ về những tác động thực sự và mức độ an toàn, AI vẫn đang cách mạng hóa công nghệ, thúc đẩy đổi mới nhanh chóng cũng như chuyển đổi các ngành và dịch vụ, trong đó ChatGPT là công cụ đang dẫn đầu thị trường hiện nay.

Hiện nay, Bắc Mỹ được coi là trung tâm toàn cầu về phần mềm trí tuệ nhân tạo, AI đang xuất hiện trong bất kỳ thiết bị điện tử nào dành cho người tiêu dùng. Theo đó, Bắc Mỹ cũng là nơi phát triển của nhiều công ty lớn trong ngành như Google, Microsoft và Amazon, khiến khu vực này ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư muốn mở rộng hoạt động của họ sang lĩnh vực phần mềm AI.

Bên cạnh đó, Châu Á Thái Bình Dương cũng là khu vực được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ thị trường AI,trong đó Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản được xác định là trung tâm chính cho sự phát triển của thị trường.

Khác với sự hoài nghi của người dân tại nhiều quốc gia, trong khảo sát của Finbold, lĩnh vực AI của Ấn Độ đạt mức tin cậy của người dân đến 75%, đứng thứ nhất trong danh sách. Một trong những yếu tố đóng góp quan trọng là sự nhấn mạnh của quốc gia vào việc thúc đẩy hiểu biết về kỹ thuật số và tiến bộ công nghệ, giúp người dân hiểu rõ hơn về những giá trị và lợi ích mà AI đem lại. Ngoài ra, Ấn Độ từ lâu đã phát triển thành công ngành công nghiệp công nghệ, với các công ty khởi nghiệp đi đầu trong việc phát triển các ứng dụng AI, điều này cũng giúp tăng niềm tin của người dân vào các hệ thống này.

Ở những nơi khác, chẳng hạn như Trung Quốc, đất nước này cũng đang nổi lên như một trung tâm AI khi mà thị trường công nghệ tại đất nước này đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều phát minh nổi bật, như các các công nghệ nhận dạng khuôn mặt, chatbot, v.v. Ngoài ra, các công ty trong thị trường AI đang gặt hái lợi ích từ các hợp đồng của chính phủ liên quan đến việc cung cấp dữ liệu khổng lồ.

Tương lai của AI tại Việt Nam

Nhìn chung, AI đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và thách thức với những lo ngại về mức độ tin cậy liên quan đến dữ liệu, thuật toán và ứng dụng. Điều này đặc biệt đúng sau hàng loạt sự cố trên các công cụ chatbot AI khi cung cấp thông tin mang tính phân biệt đối xử, thao túng hoặc thông tin bất hợp pháp. Theo đó, một số nhân vật hàng đầu trong ngành công nghệ đã đưa ra cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn của công nghệ.

Vì vậy, để tối ưu hóa những lợi ích của AI, điều quan trọng là phải khiến công chúng tin tưởng rằng công nghệ này đang được phát triển và sử dụng một cách có trách nhiệm. Duy trì sự tin tưởng này là điều cần thiết để xã hội chấp nhận và áp dụng AI. Để đạt được điều này, các hệ thống AI phải được thiết kế và phát triển minh bạch dựa trên khung pháp lý để đảm bảo rằng chúng không đi ngược lại các chuẩn mực xã hội.

Tại Việt Nam, theo chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu đưa Trí tuệ nhân tạo trở thành công nghệ mũi nhọn, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về Trí tuệ nhân tạo trong khu vực và trên thế giới.

Về TTCK, VN-Index kết phiên giao dịch ngày 11/5 dưới tham chiếu với mức giảm nhẹ 1,14 điểm (0,1%) xuống còn 1057,12 điểm. HNX-Index tăng 0,52 điểm (0,24%) lên mức 214,41 điểm. Upcom tăng 0,29 điểm (0,37%) lên mức 79,13 điểm. Toàn sàn có 47 mã tăng trần, 419 mã tăng giá, 833 mã đứng giá, 295 mã giảm giá, và 15 mã giảm sàn.

Thanh khoản thị trường duy trì ở mức khá với giá trị giao dịch cả 3 sàn trên 14 ngàn tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng trong phiên với giá trị mua ròng gần 130 tỷ đồng.

Quay trở lại với góc nhìn doanh nghiệp, PGT Holdings (HNX: PGT) doanh nghiệp với lĩnh vực kinh doanh chính là M&A, luôn nỗ lực cố gắng nhằm bổ sung vào chuỗi giá trị chiến lược đầu tư, từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp (trong đó có lĩnh vực AI).

Khép lại phiên giao dịch ngày 11/5/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty PGT SOLUTIONS chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, PGT SOLUTIONS đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/ky-nguyen-ai-tuong-lai-cong-nghe-a13302.html