“Thanh toán số” bứt tốc trong cuộc đua công nghệ Fintech

Chốt phiên giao dịch ngày 28/10/2022, VN-Index giảm 0,65 điểm xuống 1.027,36 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 654,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 13.345 tỷ đồng. Toàn sàn có 236 mã tăng giá, 195 mã giảm giá và 86 mã đứng giá.

HNX-Index tăng nhẹ 0,1 điểm lên 213,73 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 58,7 triệu đơn vị, tương ứng hơn 735,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 96 mã tăng giá, 80 mã giảm giá và 65 mã đứng giá.

UPCOM-Index giảm 1,19 điểm xuống 76,09 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 41,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 460,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 202 mã tăng giá, 101 mã giảm giá và 104 mã đứng giá.

Chủ trương phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg, ngày 28-10-2021, "Về đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025", đưa ra mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao.

Đồng thời, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm các khoản chi phí cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp và cá nhân liên quan đến tiền mặt. Bên cạnh đó, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cấp, phát triển kết cấu hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân, thúc đẩy nền kinh tế hội nhập nhanh hơn với cộng đồng kinh tế quốc tế.

Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP); thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng cơ sở chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.

Chính phủ cũng đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt trung bình từ 20%/năm đến 25%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt từ 50%/năm đến 80%/năm và giá trị giao dịch đạt từ 80%/năm đến 100%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng và giá trị giao dịch qua internet đạt từ 35%/năm đến 40%/năm; tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công có từ 90% đến 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; từ 90% đến 100% các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đô thị triển khai thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia; 60% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Như vậy, các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt được đề ra rất cụ thể, dựa trên nền tảng công nghệ số và đối tượng, nhóm đối tượng cần được ưu tiên hướng đến chủ yếu là các tổ chức có đông người thực hiện thanh toán, chi trả.

Cuộc đua thanh toán số: Người dùng giữ vai trò quyết định

Ví điện tử, mobile money và ngân hàng số đang ở một cuộc đua tam mã dành thị phần thanh toán tiêu dùng số tại Việt Nam. Mỗi một nền tảng lại có một cách chinh phục tệp khách hàng của mình.

Các ngân hàng và các công ty Fintech đều cho biết, bên cạnh việc phát triển hạ tầng đảm bảo an toàn tài chính thì các dịch vụ số và các công nghệ mới mà họ đang phát triển đều nhắm tới mục tiêu là chinh phục khách hàng.

Chuyên gia công nghệ tài chính cho hay: "Người dùng ngày càng có nhiều ảnh hưởng tới sự thành công của sản phẩm. Phải dùng dữ liệu lớn, phải phân tích hành vi, thói quen của khách hàng và từ đó đưa ra các gợi ý cho họ. Khi các ứng dụng phù hợp với nhu cầu trải nghiệm của họ, cá nhân hóa được trải nghiệm của người dùng sẽ giữ chân được họ tốt hơn".

Theo báo cáo Digital Banking năm 2020, 52% người dùng cho biết trải nghiệm ứng dụng số và 45% chọn tính cá nhân hóa là yếu tố thu hút họ sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng.

Kết quả phát triển thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ số

Trong nhiều năm qua, hệ thống thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ số của các ngân hàng thương mại Việt Nam và tổ chức trung gian thanh toán ở Việt Nam hoạt động an toàn, ổn định, thông suốt, thuận tiện trong giao dịch đối với các doanh nghiệp và người dân. Hệ thống này bảo đảm kết nối liên thông giữa các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán, các ví điện tử, các đơn vị cung ứng dịch vụ công và các doanh nghiệp, các tổ chức bán hàng, cung ứng dịch vụ khác, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của người dân, doanh nghiệp trong xu thế phát triển kinh tế số và bối cảnh giãn cách xã hội do tác động của đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán cũng tích cực nghiên cứu, đầu tư kết cấu nguồn lực tài chính vào phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ, lựa chọn các giải pháp kỹ thuật tối ưu, tích hợp kết nối các dịch vụ khác, như: viễn thông, y tế, bệnh viện, trường học, điện lực, nước sạch, thuế, hải quan, bảo hiểm, các dịch vụ công khác... trong nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại và tổ chức trung gian thanh toán cũng thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, tiện ích, nâng cao sự trải nghiệm, sự hài lòng của khách hàng. Nhiều phương thức giải pháp thanh toán mới, hiện đại, tiết kiệm chi phí đã ra đời với nhiều tiện ích, an toàn bảo mật, đem lại lợi ích to lớn và giá trị thiết thực cho khách hàng, cho các trung tâm thương mại, dịch vụ.

Kết quả triển khai các biện pháp nói trên được phản ánh qua số liệu tăng trưởng hằng năm khá cao về các dịch vụ thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ số tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Về thanh toán trên thiết bị di động tại Việt Nam, như: Điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay đạt tốc độ tăng trưởng mạnh hằng năm, bình quân lên tới 90% về số lượng giao dịch và 150% về giá trị thanh toán. Nhiều ngân hàng thương mại đạt tốc độ tăng trưởng trên 90% giá trị giao dịch thanh toán điện tử được khách hàng thực hiện trên kênh số. Chỉ từ tháng 3-2021 đến giữa tháng 11-2021 đã có thêm hơn 1,8 triệu tài khoản thanh toán của khách hàng được mở trực tuyến theo phương thức mới eKYC tại các ngân hàng thương mại, trong tổng số hơn 100 triệu tài khoản của khách hàng thanh toán đang hoạt động tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Nhắc tới doanh nghiệp Việt Nam, PGT Holdings với mã cổ phiếu PGT trên sàn HNX đang bắt nhịp xu hướng Fintech như hiện nay.

Tại thị trường nước ngoài, PGT đẩy mạnh hoạt động tài chính vi mô và đầu tư tại công ty con Công Ty TNHH Tài chính vi mô BMF ở Myanmar

BMF sẽ tiếp tục thực hiện việc tăng vốn bằng hình thức huy động vốn góp hoặc vốn vay thông qua sự bảo lãnh của PGT Holdings. Mục đích chính nhằm tăng thêm lượng tiền để cung ứng cho hoạt động kinh doanh của BMF ở mức vốn tối đa không quá 5 triệu USD như đã đăng ký hoặc thực hiện việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác tiềm năng trong và ngoài nước.

PGT Holdings đang từng bước tiến hành đầu tư vào công nghệ thanh toán ví điện tử của Công ty TNHH Global Fintech tại Myanmar. Việc đầu tư này nhằm mục đích bổ trợ cho BMF có thể thuận tiện hơn trong việc giải ngân và thu hồi các khoản vay, đồng thời nâng tầm BMF trở thành công ty cho vay tài chính công nghệ.

Ông Kakazu Shogo – Tổng Giám Đốc công ty nhận định: "Việc mua lại phần còn lại và tái cơ cấu BMF nhằm: Thị trường cho vay tài chính của Myanmar rất giống Việt Nam vào 10 năm trước và đang có rất nhiều cơ hội tiềm năng. Hiện tại thành phố lớn của Myanmar là Yangon đã giới hạn việc cấp giấy phép tài chính.

Từ đó, nâng cao giá trị doanh nghiệp của BMF. Đồng thời, có thể thực hiện quyền kinh doanh chính của PGT là mua bán Công ty thông qua Công ty BMF. Ngoài ra, hiện tại Công ty cũng có nhiều đối tác tiềm năng mong muốn cùng PGT Holdings hợp tác trong lĩnh vực này." Với sự tăng trưởng ổn định dần đều qua các năm và được đầu tư bài bản, BMF được kỳ vọng sẽ có những bước phát triển nhảy vọt trong năm 2022.

Tại thị trường trong nước_Việt Nam, PGT Holdings hợp tác cùng IT-Communications Việt Nam.

Cụ thể, Công ty cổ phần PGT HOLDINGS ký kết thành công hợp đồng với CÔNG TY TNHH IT-Communications Việt Nam và chính thức trở thành thành đối tác chiến lược quan trọng về các giải pháp làm việc từ xa.

IT-Communications Việt Nam, với tư cách là một doanh nghiệp tổng đài, không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin đến với khách hàng mà chúng tôi còn là đơn vị cung cấp hệ thống call center đa kênh, tích hợp nhiều kênh khác nhau tạo thành một màn hình và một hệ thống. Cụ thể Cyber-Telephony là hệ thống Call center chuyên biệt, giúp hỗ trợ khách hàng làm việc từ xa và đạt được hiệu quả cao nhất.

1-1667199828.png

Trong sự hợp tác này, bằng cách cung cấp Cyber-Telephony của IT-Communications Việt Nam cho các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam, sẽ tiên phong trong việc khai thác kinh doanh tại Nhật Bản cũng như phát triển hiệu quả dịch vụ chăm sóc khách hàng và thực hiện các công việc hỗ trợ.

Bên cạnh đó, phải kể thêm dự án công nghệ mà PGT Holdings đang bắt đầu triển khai:

PGT Holdings đang từng bước bổ sung; hoàn thiện vào chuỗi giá trị chiến lược đầu tư, từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp.

2-1667199864.png
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 28/10/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,300 VNĐ

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphapluat.vn/thanh-toan-so-but-toc-trong-cuoc-dua-cong-nghe-fintech-a13128.html